Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 18/12: Ukraine có thể cầm cự bao lâu nếu không có viện trợ từ Mỹ và NATO?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Các quan chức phương Tây nhận định, nếu Mỹ không cung cấp thêm viện trợ thì đầu tiên Ukraine sẽ hết tên lửa tầm xa, sau đó là tên lửa phòng không, rồi đến đạn pháo và tên lửa tầm ngắn.

Tờ CNN cho biết, các cơ quan tình báo phương Tây hiện đang tính toán xem liệu Ukraine đủ sức cầm cự được bao lâu nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, Kiev có thể cầm cự được vài tháng, với kịch bản xấu nhất là sẽ có “một bước thụt lùi đáng kể, hoặc thậm chí là thất bại” vào mùa hè năm 2024.

“Không có gì đảm bảo thành công với chúng tôi nhưng Ukraine chắc chắn sẽ thất bại nếu không có chúng tôi”, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ chia sẻ với CNN.

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ ước tính Ukraine có thể cầm cự được vài tháng, với kịch bản xấu nhất là sẽ có “một bước thụt lùi đáng kể, hoặc thậm chí là thất bại” vào mùa hè năm 2024. Ảnh minh họa: Getty

Một mối quan ngại lớn là tác động của việc thiếu viện trợ đối với các cuộc phản công của Ukraine ở phía Đông và phía Nam, nơi các lực lượng Ukraine đang phải vật lộn để đạt được bước tiến đáng kể, ngay cả khi vẫn còn sự hỗ trợ của Mỹ.

Một nhà ngoại giao châu Âu bày tỏ: “Nếu xem xét việc giành lại quyền kiểm soát thêm các khu vực, thật khó để thấy chuyện này sẽ thành công ra sao nếu không có sự hỗ trợ liên tục của Mỹ”.

Theo đánh giá của các quan chức phương Tây, nếu Mỹ không cung cấp thêm viện trợ thì đầu tiên Ukraine sẽ hết tên lửa tầm xa, sau đó là tên lửa phòng không, rồi đến đạn pháo và tên lửa tầm ngắn như tên lửa chống tăng vác vai Javelin và tên lửa phòng không Stinger.

XEM THÊM: Cận cảnh “thiết giáp nhảy dù” Nga nã hỏa lực loại bỏ một đơn vị của Ukraine

Các nguồn tin của CNN tiết lộ, lực lượng Ukraine đã bắt đầu sử dụng tiết kiệm đạn dược, trong khi Nga bắn trả với tỷ lệ gấp 5 - 7 lần. Theo một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine, các chỉ huy Ukraine tin rằng tác động về hỏa lực gây thêm thương vong cho Kiev.

Theo thông tin trên Ukrainska Pravda, đề xuất của Nhà Trắng về gói viện trợ bổ sung, trong đó có khoảng 61 tỷ USD hỗ trợ quân sự và tài chính vĩ mô cho Ukraine đến nay vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua. Hạ viện Mỹ tạm nghỉ trong tuần này nên không thể phê duyệt khoản viện trợ cho tới đầu năm 2024.

Lực lượng Ukraine đã bắt đầu sử dụng tiết kiệm đạn dược, trong khi Nga bắn trả với tỷ lệ gấp 5 - 7 lần. Ảnh minh họa: Reuters

Liên quan đến tình hình chiến sự Nga - Ukraine, theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, lực lượng phòng thủ nước này đã tiêu diệt hơn 1.000 binh sĩ và phá hủy 44 xe tăng, 60 xe chiến đấu bọc thép, 38 hệ thống pháo binh, 1 hệ thống phòng không, cùng 56 phương tiện của Nga trong ngày qua.

Tính từ ngày 24/2/2022 đến 18/12/2023, lực lượng Nga ước tính tổn thất khoảng 348.250 binh sĩ, 5.827 xe tăng, 10.812 xe chiến đấu bọc thép, 8.213 hệ thống pháo binh, 929 hệ thống tên lửa phóng loạt, cùng 611 hệ thống phòng không.

Ngoài ra, lực lượng Nga còn mất 324 máy bay cánh cố định, 324 trực thăng, 6.302 máy bay không người lái chiến thuật, 1.610 tên lửa hành trình, 22 tàu thuyền, 1 tàu ngầm, 10.878 xe và phương tiện chở dầu, cùng 1.202 xe chuyên dụng và trang thiết bị khác. Ukrainska Pravda cho biết, các số liệu này đang được xác nhận.

Đinh Kim (Theo Ukrainska Pravda)

Tin nổi bật