Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 12/12: Chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu Kiev không tiếp tục nhận được viện trợ

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Viện Kinh Tế Thế giới Kiel (Đức) cho biết, sự hỗ trợ cho Ukraine trong tất cả các quốc gia đối tác đã giảm mạnh kể từ tháng 8/2023.

Đảng Cộng hòa hiện vẫn chưa thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine. Theo thông tin trên Business Insider, khi thời gian cho một thỏa thuận không còn nhiều, Nhà Trắng, Ukraine cũng như các chuyên gia đều cảnh báo rằng nếu ngân sách hỗ trợ cạn kiệt thì Kiev sẽ thất bại trong cuộc xung đột.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tìm cách phá vỡ sự bế tắc tại Quốc hội về gói hỗ trợ trị giá khoảng 111 tỷ USD cho Ukraine và Israel, nói rằng ông sẵn sàng “nhượng bộ đáng kể về vấn đề biên giới” - vấn đề mà đảng Cộng hòa nhất quyết muốn đi kèm khoản viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn chưa đạt được tiến triển mới.

Các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa yêu cầu có các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, mâu thuẫn với chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Biden nhưng với việc cuộc xung đột tại Ukraine là một khía cạnh chính trong chính sách đối ngoại của ông Biden, đảng Dân chủ và Nhà Trắng có thể buộc phải nhượng bộ.

Binh sĩ Ukraine bắn pháo từ vị trí chiến đấu của họ theo hướng Bakhmut hôm 3/11. Ảnh: Business Insider

Trong khi trọng tâm là vấn đề biên giới, việc đảng Cộng hòa phản đối gói hỗ trợ nước ngoài còn phản ánh một tâm lý ngày càng gia tăng trong các cử tri của đảng này.

Cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện từ cuối tháng 11/2023 đến đầu tháng 12/2023 cho thấy, 48% (gần một nửa) đảng viên đảng Cộng hòa và các đảng viên độc lập do đảng Cộng hòa lãnh đạo nghĩ Mỹ đang viện trợ cho Ukraine quá nhiều tiền.

Trong khi các cuộc thảo luận vẫn chưa đi đến môt thỏa thuận, Nhà Trắng cảnh báo rằng việc không phê duyệt thêm viện trợ vào cuối năm 2023 có thể là “thảm họa” đối với Ukraine. Các chuyên gia cũng bày tỏ sự lo ngại, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình.

“Nếu phương Tây cắt giảm viện trợ cho Ukraine thì Nga sẽ thắng”, ông George Barros - nhà quan sát chuyên theo dõi xung đột và là một nhà phân tích về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh chia sẻ với Business Insider.

Trong khi một nhóm các nước, chủ yếu gồm các thành viên NATO, đóng góp vào viện trợ cho Ukraine, Mỹ chiếm tỷ lệ lớn và thường dẫn đầu trong các gói hỗ trợ. Tuy nhiên, theo Viện Kinh Tế Thế giới Kiel (Đức), sự hỗ trợ cho Ukraine trong tất cả các quốc gia đối tác đã giảm mạnh kể từ tháng 8/2023.

Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho biết: “Viện trợ cam kết mới đã xuống mức thấp mới trong khoảng thời gian từ tháng 8/2023 đến tháng 10/2023, giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2022.

Ukraine hiện ngày càng phụ thuộc vào nhóm các nhà tài trợ chính như Mỹ, Đức, các nước Bắc Âu và Đông Âu mà tiếp tục cam kết và cung cấp cả hỗ trợ tài chính cũng như vũ khí quan trọng, như máy bay chiến đầu F-16”.

Theo thông tin trên Business Insider, cả Nga và Ukraine hiện đều đang ở trong thế bế tắc không ổn định. Hai bên giằng co trong cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng, đòi hỏi rất nhiều nhân lực, đạn dược và các nguồn lực khác.

Ukraine vẫn trong tình thế bị đối phương áp đảo đáng kể. Kiev tiếp tục chiến đấu dù thiếu nhân lực, hỏa lực và tài chính để duy trì tác chiến ở tốc độ cần thiết. Thế nhưng, theo các nhà quan sát, không có gì đảm bảo điều này sẽ tiếp tục nếu không có sự hỗ trợ bổ sung.

Nga và Ukraine giằng co trong cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng, đòi hỏi rất nhiều nhân lực, đạn dược và các nguồn lực khác. Ảnh minh họa: Business Insider

Trong bối cảnh cuộc phản công của Ukraine sắp kết thúc nhưng các mục tiêu đề ra vẫn chưa hoàn thành, có những câu hỏi về việc liệu Kiev sẽ cần những gì để tiếp tục chiến đấu trong mùa Đông.

XEM THÊM: Lãnh đạo cơ quan tình báo Nga tiết lộ bất ngờ về ý định của phương Tây với Tổng thống Zelensky

Tình thế hiện tại của cuộc xung đột là do những hạn chế từ cả hai phía: Phương Tây tự đặt ra giới hạn về những gì họ sẽ gửi đến Ukraine và Tổng thống Nga Vladimir Putin do dự trong việc đưa toàn bộ ngành công nghiệp và xã hội nước này tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, theo nhận định trên Business Insider.

“Trên thực tế, cán cân hiện tại rất không ổn định và có thể dễ dàng nghiêng về một trong hai phía, phụ thuộc vào các quyết định của phương Tây”, ông George Barros nêu quan điểm.

Các chuyên gia khác cũng đưa ra ý kiến tương tự. Cuối tuần qua, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska nói rằng, tình thế của cuộc xung đột phụ thuộc vào việc liệu các nước phương Tây có muốn tiếp tục hỗ trợ Ukraine hay không.

Đinh Kim (Theo Business Insider)

Tin nổi bật