Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 25/10: Nga lần đầu triển khai UAV “sát thủ” mới tấn công Ukraine

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Nga được cho là đã lần đầu sử dụng UAV tự sát mới mang tên Italmas trong một cuộc tấn công gần đây nhằm vào tỉnh Kyiv của Ukraine.

Tờ Kyiv Independent dẫn thông tin mới nhất từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) – một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho biết, lực lượng Nga có thể đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) Italmas tầm xa mới và các biến thể của chúng lần đầu tiên trong một cuộc tấn công gần đây vào tỉnh Kyiv của Ukraine.

Italmas do nhà thầu quân sự Aeroscan (tên cũ là ZALA Group) của Nga chịu trách nhiệm sản xuất và lần đầu được giới thiệu vào cuối tháng 9. Aeroscan mô tả đây là bản nâng cấp của UAV Lancet với các thông số kỹ thuật được cải thiện đáng kể.

Cụ thể, Italmas được trang bị đầu đạn cải tiến hơn so với Lancet và có tầm tấn công lên tới 200km. UAV mới dường như được trang bị động cơ xăng và bình nhiên liệu được tích hợp vào cấu trúc cánh. Một số nguồn tin cũng khẳng định rằng các nhà phát triển Nga đã tích hợp hệ thống quang điện tử trên UAV này, cho phép điều khiển thời gian thực và thu thập mục tiêu, tương tự như UAV IAI Harop của Israel.

Cận cảnh UAV Italma của Nga. Ảnh: Defense News

Bên cạnh đó Italma cũng giá thành rẻ hơn so với các loại UAV cảm tử khác mà Nga đang sở vì vậy chúng có thể được sản xuất và sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, UAV này lại có trọng tải nhẹ gây ra những hạn chế vể tính hiệu quả của khi hoạt động riêng lẻ. Vì vậy, các nguồn tin cho rằng lực lượng Nga có thể sẽ sử dụng Italmas song song với UAV Shaheds do Iran sản xuất trong các cuộc tấn công.

Ngay từ những ngày đầu của chiến sự Nga – Ukraine, các loại máy bay không người lái, đặc biệt là UAV cảm tử đã thể hiện vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công. Chúng giúp các lực lượng quân đội hoàn thành nhiệm vụ mà không gây thương vong.

Thậm chí, loại vũ khí này còn được nhận định là có thể tạo ra những bước ngoặt lớn trên chiến trường. Đến nay, cả Nga và Ukraine đều đang thường xuyên sử dụng UAV cho các cuộc tập kích vào những mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến và lãnh thổ của đối phương.

Trước đó, giới chức Ukraine từng thừa nhận đang gặp khó khi Nga tăng cường sử dụng UAV cảm tử Lancet để tấn công căn cứ và kho vũ khí của quân đội nước này. Thời điểm đó, quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine Yuriy Sak cho biết, lưới hoặc lồng kim loại có thể giúp hạn chế thiệt hại, nhưng cách phòng thủ tốt nhất là súng chống máy bay không người lái tự động được trang bị radar cũng như các hệ thống tác chiến điện tử.

Ông Sak nhấn mạnh rằng Kiev cần thêm nhiều hệ thống tác chiến điện tử từ các đồng minh. Nếu không có những hệ thống như vậy, binh lính Ukraine thường buộc phải cố gắng bắn hạ UAV của Nga bằng vũ khí nhỏ. Tuy nhiên, máy bay không người lái bay với tốc độ cao nên bắn hạ chúng bằng vũ khí nhỏ không phải là một thử thách dễ dàng.

Trước khi Italma được giới thiệu, Lancet là một trong những loại UAV đem lại hiệu quả chiến đấu cao nhất do Nga sở hữu. Phiên bản cũ của Lancet nặng 11kg có thể hoạt động tối đa tới 40km nhưng gần đây Nga được cho là đã nâng cấp Lancet lên phiên bản mới có tầm bắn 80km.

Giới phân tích nhận định, nếu Nga chính thức đưa Italmas vào biên chế của quân đội quốc gia, UAV với tầm tấn công tới 200km của này có thể đặt ra mối đe dọa mới cho Ukraine trong giai đoạn kế tiếp của cuộc chiến.

Phương Uyên (Theo Kyiv Independent và Defense News)

Tin nổi bật