Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 1/12: Nghi vấn Nga đang cố gắng tăng cường tấn công bằng máy bay không người lái

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Đứng trước nguy cơ cạn kiệt tên lửa trong kho dự trữ, Nga đã có kế hoạch tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Theo Tiền Phong, quan chức Ukraine tiết lộ, Nga có kế hoạch tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trước khi kho dự trữ tên lửa của nước này ngày càng cạn kiệt.

Phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, số lượng tên lửa còn lại của Nga vẫn chưa được xác định nhưng ước tính thấp hơn đáng kể so với năm ngoái. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này, Nga có kế hoạch tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV). Trong đó bao gồm các máy bay không người lái Shahed và Lancet cùng nhiều loại UAV nội địa khác".

Ukraine nói Nga tăng cường tấn công bằng máy bay không người lái khi kho dự trữ tên lửa cạn kiệt.

Được biết, cách đây không lâu, Nga cũng được nhận định là đang khó khăn về hệ thống phòng không.

Cụ thể, với Nga, tên lửa và máy bay không người lái của họ luôn là mối đe dọa với quân đội Ukraine, nhưng Nga cũng gặp phải những vấn đề phòng không, báo Dân Trí đưa tin.

Kể từ đầu cuộc chiến, Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái quân sự và thương mại do nước ngoài viện trợ và được trang bị tên lửa, đạn dược để tấn công xe tăng và binh sĩ Nga.

Máy bay không người lái của Ukraine cũng đã tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, tấn công các căn cứ và thành phố lớn, bao gồm cả Moscow. Những cuộc tấn công đó tuy không gây thiệt hại lớn nhưng đủ để gây bối rối cho Moscow.

Có lẽ mối đe dọa lớn nhất là các loại vũ khí tầm xa của Ukraine, như tên lửa ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất và tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất. Những vũ khí này đã tấn công dữ dội nhằm vào các căn cứ, kho tiếp tế và cơ sở hạ tầng của Nga.

Nga có kho vũ khí phòng không rộng khắp, nhờ đó họ có thể duy trì tầm bao phủ trên các thành phố, biên giới và lãnh thổ có giá trị chiến lược như Kaliningrad, vùng biển Baltic. Những vũ khí này, bao gồm cả hệ thống đất đối không tiên tiến nhất, S-400, đã được triển khai tới Ukraine.

Trong những tháng gần đây, một số tổ hợp S-400 của Nga đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công của Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Moscow rất có thể sẽ phải chuyển các vũ khí phòng không khác tới Ukraine. Điều này cho thấy cuộc chiến "tiếp tục khiến quân đội Nga căng thẳng và làm suy yếu khả năng duy trì lực lượng phòng thủ cơ bản trên toàn khu vực rộng lớn của Nga".

Các tổ hợp S-400 của Nga ở Kaliningrad.

Trang Bellingcat dẫn thông tin tình báo nguồn mở nói rằng, Moscow dường như đã có động thái này từ cuối tháng 10. Các máy bay vận tải quân sự của Nga được cho là đã vận chuyển những tổ hợp S-400 khỏi Kaliningrad.

Hiện chưa rõ Nga đưa những tổ hợp đó đến đâu, nhưng theo Bộ Quốc phòng Anh đó là động thái đáng chú ý bởi "Nga xem Kaliningrad như một trong các vùng nhạy cảm nhất về chiến lược". Nếu Moscow thực sự rút S-400, đó là dấu hiệu cho thấy Nga đang căng thẳng về nguồn lực phòng không, Dân Trí đưa tin.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật