Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận cảnh thủ đô của Ấn Độ chìm trong khói bụi nghiêm trọng, người dân như hút 50 điếu thuốc một ngày

(DS&PL) -

Khắp thủ đô Ấn Độ và khu vực lân cận có chỉ số chất lượng không khí ở mốc 999 - chỉ số mà theo các chuyên gia là giống như hút 40-50 điếu thuốc một ngày.

Khắp thủ đô Ấn Độ và khu vực lân cận có chỉ số chất lượng không khí ở mốc 999 - chỉ số mà theo các chuyên gia là giống như hút 40-50 điếu thuốc một ngày. 

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Reuters

Theo nghiên cứu của tổ chức Global Alliance on Health and Pollution (GAHP), Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số người chết liên quan đến ô nhiễm môi trường, theo sau là Trung Quốc và Nigeria. 

Trong số các loại ô nhiễm, ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong liên quan. Số người chết vì ô nhiễm không khí ở Trung Quốc và Ấn Độ bằng nhau là 1,2 triệu người.

Vox cho hay, một số chỉ số theo dõi chất lượng không khí đã đạt đến ngưỡng cực đại 999, và mức độ ô nhiễm không khí ở New Delhi đang gấp 50 lần mức an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành. 

Economic Times India dẫn lời các chuyên gia nói rằng các chỉ số ô nhiễm không khí Ấn Độ có thể hiểu 1 cách đơn giản là việc ra ngoài hít không khí lúc này tương đương như hút 45-50 điếu thuốc trong một ngày.

Seema Upadhyaya, hiệu trưởng một trường tiểu học, nói rằng bà chưa bao giờ chứng kiến nhiều trẻ em mắc bệnh hô hấp như vậy vào năm nay. Nhà giáo dục này tin rằng đây là vấn đề đã tác động nghiêm trọng tới tất cả mọi người.

Nguồn gây ô nhiễm nhiều và thường xuyên nhất ở New Delhi xuất phát từ 10 triệu phương tiện giao thông gồm xe hơi và xe tải. Nhiều xe cơ giới ở Ấn Độ sử dụng động cơ 2 thì, gây ô nhiễm trầm trọng hơn động cơ 4 thì. Tùy thuộc vào từng thời điểm trong năm, các phương tiện có thể đóng góp từ 40-80% vào việc thành phố bị ô nhiễm.

Ngoài ra, bụi bẩn từ việc xây dựng hàng loạt công trình, lò nung gạch dùng nhiên liệu rắn, nhà máy nhiệt điện dùng than cũng là nguyên nhân gây nên sương mù dày đặc ở New Delhi.  

Một số hình ảnh về mức độ ô nhiễm không khí ở New Delhi:

 

Ảnh: Reuters

 

Ảnh: AP

 

Ảnh: Reuters

 

Ảnh: AP

 

Ảnh: AP

 

Ảnh: Reuters

 

Ảnh: AP

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật