Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đích danh 'thủ phạm' khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng cao

(DS&PL) -

Phương tiện giao thông tăng cao, xả ra các chất ô nhiễm rất lớn; sự hoạt động của các công trường xây dựng; đun nấu bằng bếp than tổ ong… đang gây ô nhiễm không khí.

Phương tiện giao thông tăng cao, xả ra các chất ô nhiễm rất lớn; sự hoạt động của các công trường xây dựng; đun nấu bằng bếp than tổ ong… đang là nguồn gây ô nhiễm không khí.

Thông tin kết luận tại buổi họp bàn các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí với các bộ, ngành chiều 19/12, Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, phương tiện giao thông tăng cao, xả ra các chất ô nhiễm rất lớn. Theo thống kê, ở Hà Nội có khoảng 5,8 triệu xe máy, vài trăm nghìn ô tô, ở TP.HCM phương tiện giao thông cũng rất lớn với 7,5 triệu xe máy… đó là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đích danh 'thủ phạm' khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội tăng cao. Ảnh minh họa

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, ở Hà Nội hiện nay có hơn 1.000 công trình đang xây dựng, vỉa hè, đường sá thì bị đào xới, TP.HCM cũng vậy… đã biến hai thành phố này trở thành đại công trường, đó là tác nhân gây ô nhiễm rất lớn. Riêng TP.HCM còn có hơn 900 nhà máy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công cũng gây ô nhiễm.

“Ở Hà Nội có một số nguyên nhân đặc thù khác, đó là vấn đề đốt rơm rạ, đây là nguồn gây ô nhiễm theo mùa nhưng tác hại của nó là rất lớn. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong, tôi không ngờ con số lại lớn như vậy. Cộng với việc đốt rác thải nguy hại ở ngoại thành Hà Nội đều khiến các chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong những tháng cuối năm tăng cao”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong thời gian tới,  vấn đề trước mắt là phải có trách nhiệm tập trung nguồn, bằng mọi phương pháp huy động ngân sách, huy động lực lượng để duy trì các hệ thống quan tắc tự động nhằm xác định chính xác về môi trường không khí và cung cấp thông tin mỗi ngày 2 lần để người dân nắm bắt được.

Nếu tình trạng chất lượng lượng không khí vượt quá quy chuẩn phải khuyến cáo cho người dân ra đường phải thực hiện các biện pháp mà bộ Y tế khuyến cáo.

Được biết, liên tục gần 1 tuần qua, chỉ số không khí (chỉ số AQI) mà ứng dụng Air Visual đo được tại 2 TP lớn nhất cả nước luôn ở ngưỡng từ xấu đến cực kỳ nguy hại, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Đúng 6 giờ ngày 12/12, ứng dụng Air Visual ghi nhận mức chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội lên tới ngưỡng 246 - mức màu tím (mức nguy hại cho sức khỏe con người). Với mức tăng cao kỷ lục này, Hà Nội đứng thứ 3 trong danh sách 10 TP có chỉ số ô nhiễm cao nhất toàn cầu.

Đặc biệt, vào 6h15 ngày 13/12, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội đã chuyển sang khung màu nâu - cực nguy hại. Với AQI = 361, Hà Nội đã vượt qua Dhaka (Bangladesh) và Sarajevo (Bosnia Herzegovina), trở thành TP có mức độ ô nhiễm cao nhất toàn cầu, theo bảng xếp hạng của Air Visual. Lúc này, chỉ số AQI tại TP.HCM cũng khá cao - 166 - ở mức màu đỏ, có hại cho sức khỏe.

Trả lời báo chí, lãnh đạo chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho rằng, tác nhân gây ô nhiễm không khí ở TP.Hà Nội chủ yếu đến từ các nguồn thải nhân tạo từ hoạt động giao thông, dân sinh, xây dựng, công nghiệp... diễn ra thường xuyên nên lượng phát thải mang tính liên tục. Trong đó, hoạt động giao thông, xây dựng là những tác nhân tạo ra lượng bụi mịn lớn. Chưa kể, tình trạng người dân ở miền Bắc có thói quen đốt phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, góp phần gia tăng lượng bụi mịn PM2.5 trong không khí.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật