Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận cảnh cây thiên tuế hơn 200 tuổi có thân hình kỳ dị, bề thế vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Cây thiên tuế (hay còn gọi là cây vạn tuế) cao 6m, tán rộng 6m, gốc cây chu vi hơn 4m, được xác định có tuổi đời khoảng 200 năm.

Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam kết hợp với UBND TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre) đã long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây thiên tuế 200 năm tuổi tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.

Cây thiên tuế (hay còn gọi là cây vạn tuế) cao 6m, tán rộng 6m, gốc cây chu vi hơn 4m, được xác định có tuổi đời khoảng 200 năm. Phần thân từ gốc cao đến 2m chỉ một nhánh, từ 2m trở lên cây chia làm 2 nhánh, từ 2 nhánh này phân thành 10 ngọn, chu vi mỗi ngọn từ 0,5 - 0,8m.

Ngọn cây có nhiều cành lá sum suê, tươi tốt, tán rộng khoảng 6 mét, tỏa bóng mát rượi trước bàn thờ thần nông.

Trao quyết định công nhận cây thiên tuế là cây di sản Việt Nam.

Hoa thiên tuế.

Theo hồ sơ di sản, tuy chưa xác định chính xác được thời điểm cây thiên tuế hiện diện ở đình Phú Nhuận nhưng theo các cụ cao niên trong vùng, khi trùng tu ngôi đình Phú Nhuận lần thứ nhất từ năm 1911, cây này đã có trong khuôn viên đình và đã ngoài 100 tuổi.

Cây thiên tuế hay còn gọi là cây vạn tuế không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa người Việt. Với hình dáng mạnh mẽ và sức sống bền bỉ, cây thiên tuế được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ.

Ảnh nguồn: TTXVN, PLO, Thiên nhiên Môi trường

Tin nổi bật