Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cải thảo ngon nhưng "không dành" cho 4 nhóm người này, thèm đến mấy cũng nên tránh

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Mùa cải thảo đã đến, những món ngon từ loại thực phẩm này luôn hấp dẫn người ăn. Tuy nhiên, 4 nhóm người cần "kiêng kỵ" loại thực phẩm này tránh "rước họa vào thân".

Tác dụng cảu cải thảo với sức khỏe

Cải thảo chứa rất ít calo, nhưng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào đối với sức khỏe. Trong 100g cải thảo có chứa khoảng 12 calo, 95,14g nước, 0,86g protein, 0,1g chất béo, 0,94g chất xơ, 13mg vitamin A, 80mg carotene, 0.03mg thiamin, 0,04mg riboflavin, 0,4mg niacin, 28mg vitamin C, 0,36mg vitamin E (T).

Cải thảo là loại rau xanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp củng cố hệ miễn dịch và giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cải thảo chứa vitamin B9 hỗ trợ kiểm soát mức độ lắng đọng của cholesterol trong tim.

Cải thảo nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng làm đẹp. Ảnh minh họa

Cải thảo có chứa hàm lượng sắt phong phú, giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như tăng huyết áp, chóng mặt, thay Mùa thu đông, thời tiết hanh khô dễ khiến làn da khô ráp, nứt nẻ. Sử dụng thường xuyên những loại rau mọng nước, giàu vitamin như cải thảo sẽ tăng cường bù nước cho làn da, dưỡng da mịn màng hơn. đổi tâm trạng…

4 nhóm người nên “kiêng” cải thảo để tránh mắc bệnh

Người có bệnh về tiêu hóa

Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người có cơ địa lạnh nếu ăn nhiều sẽ gặp gây lạnh bụng, tiêu chảy. Người có đường tiêu hóa kém cũng khó có thể tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều.

Người có bệnh về tiêu hóa nên "kiêng" những món từ cải thảo. Ảnh minh họa

Người bị táo bón

Với người đang bị táo bón, đi tiểu ít, nếu ăn cải thảo sống, cải thảo muối, cải thảo được làm thành kim chi sẽ khiến tình trạng táo bón càng thêm nghiêm trọng. Nếu muốn ăn cải thảo, có thể nấu chín thành các món xào, canh sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Người bị đau dạ dày

Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày không nên ăn sống mà hãy nấu chín cải thảo trước khi ăn để tốt cho sức khỏe, không gây đầy bụng.

Phụ nữ đang mang thai

Những phụ nữ đang mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn nhiều cải thảo. Nếu ăn nhiều sẽ bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, không tốt cho sức khỏe của chính mình và thai nhi. Chỉ ăn lượng vừa đủ và ăn cải thảo nấu chín. Nếu khi ăn cải thảo có các dấu hiệu khó tiêu, dị ứng, trào ngược dạ dày nên ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày hay khó tiêu không nên ăn cải thảo. Ảnh minh họa

Cần lưu ý điều gí khi ăn cải thảo?

Phải rửa sạch cải thảo rồi mới ăn, tránh có suy nghĩ cải thảo được bọc trong nhiều lớp lá nên sẽ rất sạch và không cần phải rửa. Thực tế, cải thảo phải mất từ 2-3 tháng mới phát triển ra lõi, trong giai đoạn này cần bón phân nhiều lần và phòng trừ sâu bệnh, ngoài ra ô nhiễm không khí, vi khuẩn đã tồn tại từ lâu trong đó.

Cải thảo không thích hợp để ép lấy nước vì điều này sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

Cải thảo cũng không thích hợp để nấu ăn hoặc phục vụ trong đồ dùng bằng đồng. Đồ dùng bằng đồng sẽ phá hủy axit ascorbic có trong chúng và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.

Không nên nấu cải thảo quá lâu sẽ mất chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Top 6 món canh đại ngon đại bổ cho ngày gió mùa về

Không ăn cải thảo thối, cải thảo để quá lâu, nấu quá chín, đun nhiều lần. Vì trong 4 trường hợp này, cải thảo sẽ chứa nitrit, nitrit, khi vào cơ thể kết hợp với hemoglobin tạo thành methemoglobin, khiến cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, khó thở, buồn nôn, nôn mửa và tê liệt.

Khi nấu cải thảo không nên chần quá lâu, thời gian tốt nhất là 20 - 30 giây, nếu không sẽ bị mềm và nhũn, ăn không ngon, đồng thời mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật