Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách phân biệt táo Mỹ với táo Trung Quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL)-Hiện nay các mặt hàng táo Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều, điều đáng lo ngại nhất là táo Trung Quốc được ẩn danh với các mác mới là táo Mỹ, táo Úc.

(ĐSPL)-Hiện nay các mặt hàng táo Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều, điều đáng lo ngại nhất là táo Trung Quốc được ẩn danh với các mác mới là táo Mỹ, táo Úc.
Điều này khiến người tiêu dùng Việt khá hoang mang khi không dám mua các loại trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại trái cây Trung Quốc do lo ngại có chứa dư lượng hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Nhiều người tiêu dùng thậm chí còn sợ không dám mua các loại táo ngay cả trong siêu thị vì họ sợ nguồn gốc thực của táo.
Trả lời báo Đời sống và Pháp luật, ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc chuỗi cửa hàng Klever Fruits với hệ thống 10 cửa hàng chuyên nhập khẩu và phân phối trái cây tươi tại Hà Nội, cho biết: Hiện tại, có 4 loại trái cây của Mỹ đã được cho phép nhập khẩu vào Việt Nam gồm táo, cherry (anh đào), lê và nho. Trong đó, có 6 loại táo được nhập về Việt Nam là táo Fuji quả màu đỏ với các chấm hồng tới đỏ đậm. Táo giòn, nhiều nước với vị ngọt rất ấn tượng. Táo Ambrosia là một trong những giống táo mới nhất được tạo ra từ đầu năm. Giống táo này quả to dài, màu đỏ xen lẫn màu kem, vị ngọt, giòn và rất thơm.
Táo xanh quả màu xanh lá vị chua đậm giòn, nhiều nước thích hợp cho những người bị tiểu đường, làm bánh táo, mứt hoặc salad. Táo Gala sọc hồng cam trên nền vàng. Táo ngày khá giòn và ngọt, giá 99 nghìn đồng/kg nên được người Việt ưa chuộng vì có thể làm salad và ép nước uống. Táo Red Delicious màu đỏ rựng như lửa, hình trái tim. Loại cuối cùng là táo vàng có màu vàng nhạt. Quả không cứng hay giòn như các loại táo khác được dùng để ăn salad, trang trí, nấu các món ăn, làm bánh.
Ông Hải cũng cho biết, quy định về kiểm dịch của Việt Nam đối với các loại trái cây nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ nói riêng và các nước khác nói chung rất chặt chẽ. Tất cả các lô hàng đều được các cơ quan chức năng của Việt Nam lấy mẫu để kiểm tra côn trùng, dịch bệnh và dư chất hóa học. Do đó, khó để có được mức giá rẻ như nhiều mức giá được chào bán trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng cung cấp trái cây nhập khẩu và bán trực tuyến khiến thị trường này càng đa dạng cũng như... phức tạp hơn, rất khó để truy xuất nguồn gốc của các loại trái cây này.
Ngay tại cổng thông tin của Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các cơ quan ban ngành liên quan cũng không có thông tin, số liệu rõ ràng về mặt hàng này, hầu hết chỉ là thông tin về rau củ quả Việt Nam đã và đang xuất khẩu.
 
Táo Mỹ được bán tại cửa hàng Klever Fruits.
Theo một cán bộ của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), thực tế lượng trái cây được nhập khẩu từ phương Tây vào thị trường Việt Nam không đáng kể. Trái cây giá rẻ bày bán trên thị trường có thể là gắn nhãn mác giả.
Theo tài liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (US International Trade Commission), Trung Quốc đang vượt mặt Hoa Kỳ tại thị trường trái cây nhập khẩu vào Việt Nam. Trung Quốc đang dẫn đầu về sản phẩm táo giá rẻ, chủ yếu cung cấp cho nhưng thị trường mà giá là yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng. Trong khi táo Mỹ lại nhắm đến thị trường đòi hỏi cao về chất lượng.
Ước tính từ năm 2008 - 2010, giá trị xuất khẩu táo Trung Quốc vào Việt Nam đạt 53 triệu USD, trong khi táo Mỹ đạt 8 triệu USD. Trong năm 2012, Trung Quốc xuất khẩu 547.000 tấn trái cây vào Việt Nam.
Hiện nay, một thực tế là nhu cầu sử dụng hoa quả trong đó có táo tươi ở Việt Nam rất nhiều nhưng đa số người tiêu dùng đều không thể tự phân biệt được táo nào là táo Mỹ thật. Để cung cấp thông tin tìm hiểu về các loại táo Mỹ dành cho khách hàng, hàng năm Klever Fruits vẫn tổ chức lễ hội táo ở các cửa hàng của mình để giới thiệu các loại táo Mỹ tới người tiêu dùng ở Hà Nội. Năm nay, lễ hội táo cũng được tổ chức từ ngày 2 - 22/12/2013 ở tất cả các chuỗi của hàng của Klever Fruits.
Bình An

Tin nổi bật