Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách chi tiêu để "sống khỏe" tại Hà Nội với thu nhập 4 triệu đồng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Với thu nhập hàng tháng khoảng 4 triệu đồng, việc tiết kiệm tiền để sống tốt không phải là không có cách, dưới đây là 1 số mẹo bạn có thể áp dụng...

(ĐSPL) - Với thu nhập hàng tháng khoảng 4 triệu đồng, việc tiết kiệm tiền để sống tốt không phải là không có cách, dưới đây là 1 số mẹo bạn có thể áp dụng...

Cách phân chia tiền lương hiệu quả

Dành cho đầu tư (10\%)

Nhiều người cho rằng vài trăm ngàn đồng mỗi tháng là không đáng kể, tuy nhiên thực tế đã chứng minh, mọi khởi nguồn đều bắt đầu từ những số tiền nhỏ như vậy. “Năng nhặt chặt bị”, đến một thời điểm nhất định, bạn Thảo sẽ tích lũy đủ vốn để có thể thực hiện kế hoạch đầu tư của mình.

Dành cho việc học tập (10\%)

Quỹ này sẽ được dùng để chi tiêu vào những việc như: Tham gia các khoá học kỹ năng, nâng cao trình độ, mua sách vở tài liệu học tập… Đó là cách đầu tư cho tương lai, đảm bảo sẽ nâng cao được giá trị và kiến thức cho bản thân và tạo ra các khoản sinh lời lâu dài trong công việc như tăng lương, thưởng, chức vụ.

Dành cho việc giải trí (10\%)

Hưởng thụ là phần thưởng cho những nhu cầu xa xỉ sau 1 tháng làm việc vất vả. Cho dù đang cực kỳ tiết kiệm chi tiêu thì đây vẫn là khoản tiêu xài bắt buộc mỗi tháng. Bạn có thể gom lại vài ba tháng xài một lần nhưng hãy nhớ: Không được để nó quá lâu. Phải biết hưởng thụ thì bạn mới có động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn.

Phân chia các khoản chi hợp lí sẽ giúp bạn sống khỏe ở các thành phố lớn chỉ với thu nhập dưới 4 triệu. (Ảnh minh họa).

Tiêu dùng thiết yếu (55\%)

Khoản này sẽ được dùng cho những chi phí cần thiết như: thuê nhà, ăn uống, đi lại, mua sắm vật dụng… Với mức lương 4 triệu đồng, bạn nên thuê nhà ở chung với một vài người, sao cho đủ với mức chi tiêu 55 - 60\%. Nếu bạn đang chi tiêu vượt quá con số này thì chứng tỏ mức chi tiêu của bạn chưa hợp lý và cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

Tốt nhất, chi phí cho thuê nhà, cộng thêm điện, nước, internet, điện thoại… không nên quá 45 - 50\% quỹ tiêu dùng thiết yếu. Với thu nhập hiện tại, bạn chỉ nên tốn khoảng 1 triệu đồng cho mục này.

Nếu chịu khó nấu nướng, bạn có thể giảm đáng kể chi phí. Bữa sáng có nhiều lựa chọn, giàu dinh dưỡng và rẻ như cháo trai, trứng vịt lộn, bánh mì… không chỉ là bún, phở đắt đỏ.

Hãy thử so sánh khi bạn tự nấu một gói mì, bổ sung thêm 5.000 - 10.000 đồng thịt băm. Một bát mì thịt băm, thêm rau thơm, hành, kể cả chi phí nhiên liệu đun nấu cũng chưa đến 15.000 đồng, rẻ hơn so với ăn ngoài quán. Bạn cũng có thể tự nấu bữa trưa mang đến công sở. Chi phí cho ăn uống nên dao động trong khoảng 50 - 55\% quỹ tiêu dùng thiết yếu. Theo thu nhập hiện thời, mỗi tháng, bạn chỉ nên tốn khoảng 1,5 triệu đồng cho ăn uống.

Dự phòng, tiết kiệm dài hạn cho tương lai (10\%)

Quỹ này mục đích là để dành cho những chi tiêu lớn sau này. Ví dụ như khi mới đi làm, bạn muốn sắm một chiếc điện thoại mới, laptop hay dành dụm mua những món lớn hơn như sắm xe, mua nhà, dành dụm cho đám cưới, giúp đỡ bố mẹ hay phòng khi thất nghiệp, đau ốm…

Chi phí dự trù cho những chi phí phát sinh (5\%)

Khoản này dùng cho các khoản cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp đột xuất. Tuy ít nhưng đây cũng là 1 khoản không thể thiếu trong ngân sách, nó mang tính chất đối ngoại và phụ thuộc vào độ rộng mối quan hệ của bạn để cân chỉnh cho phù hợp.


Mẹo tiết kiệm hiệu quả:

Luôn biết trong ví của mình còn bao nhiêu tiền

Nhiều người sau khi lãnh lương thường có thói quen tiêu thoải mái không cần biết trong ví còn bao nhiêu. Thế rồi, chỉ khoảng một tuần sau mới tá hỏa nhận ra trong bóp chẳng còn bao nhiêu tiền. Lời khuyên tốt nhất là chỉ nên để trong bóp khoảng 500 nghìn tiền mặt, chi tiêu hàng ngày khó mà vượt qua con số này, nếu cần hơn thì đi rút tiền. Việc hạn chế một số tiền mặt sẵn có trong ví cũng giúp bạn tiết kiệm tiền bạc hơn đó.

Mua đồ dùng loại tốt, đắt tiền

Mới nghe thì thấy có gì đó ngược ngược, sai sai đúng không? Sự thật thì mua đồ tốt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm nhiều hơn. Đồ dùng loại tốt luôn dùng rất bền và đỡ phải mua đi mua lại để thay, đồ giá rẻ thì chất lượng cũng y như giá tiền của nó. Thế nền, nếu đưa ra 1 lời khuyên về đồ dùng gia đình, mình nghĩ bạn hãy luôn chọn mua đồ tốt.

Giữ lại hóa đơn vì tổng hợp chi tiêu hàng tuần: Phải giữ lại hóa đơn, trong bóp của mình thường có nhiều hóa đơn và mọi người vẫn thường hay thắc mắc kiểu "Giữ chi vậy trời". Mỗi tuần tổng hợp lại, bạn sẽ biết chính xác mình đã chi tiêu bao nhiêu để còn biết mà dự toán tài chính.

Sử dụng tiền mặt thay vì dùng thẻ

Nhiều người nghĩ dùng thẻ sẽ tiện hơn. Tuy nhiên còn tùy vào mục đích sử dụng nữa. Nếu dùng thẻ không đúng cách thì "vỡ nợ" như chơi. Dùng tiền mặt sẽ cho bạn cảm giác tiêu tiền thật hơn, khiến bạn cảm thấy bị xót và không dám dùng nhiều.

Chú trọng đến từng chi phí nhỏ nhất

Có thể bạn thấy 1 ngàn, 2 ngàn chả phải là 1 số tiền lớn. Nhưng những người giàu đều trân trọng từng con số dù là nhỏ nhất. Tích tiểu thành đại cơ mà, thấy ít ít vậy chứ nếu dùng sai hoặc phung phí chúng cũng sẽ tốn một phần lớn trong kế hoạch chi tiêu của bạn đó.

Ngọc Anh (Tổng hợp)


Tin nổi bật