1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là bệnh lý mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thoái hóa gây tổn thương các đầu xương và sụn lót bảo vệ khớp. Khi lớp sụn dày bao bọc các đầu xương bị bào mòn dần, các đầu xương sẽ va chạm với nhau gây nên tình trạng viêm, thoái hóa khớp. Cùng với đó là bao hoạt dịch tiết ra ít dịch khớp bôi trơn hơn khiến người bệnh cảm nhận rõ ràng các triệu chứng đau đớn và cứng các khớp.
Thoái hóa khớp là tình trạng các đầu xương bị bào mòn, va chạm với nhau gây viêm, sưng đau khớp
2. Triệu chứng của thoái hóa khớp là gì?
Các triệu chứng của thoái hóa khớp có thể xuất hiện dần dần và có yếu tố tăng nặng theo thời gian. Dưới đây là một số biểu hiện của thoái hóa khớp thường gặp.
2.1 Đau đớn các khớp
Tình trạng đau đớn có thể xảy ra ở một vài khớp trước như khớp gối, khớp vai. Đây cũng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Khi mới bắt đầu biểu hiện bệnh, tình trạng đau khớp chỉ xảy ra khi người bệnh bê vác nặng hoặc thực hiện các tư thế vặn xoắn khớp nhiều, gây áp lực lên cơ xương khớp. Các cơn đau này có tính cơ học, điều này có nghĩa là người bệnh sẽ giảm đau ngay khi nghỉ ngơi, không tiếp tục hoạt động nữa. Tuy nhiên về lâu dài, thoái hóa khớp gây đau đớn cho người bệnh cả khi làm việc và khi nghỉ ngơi. Đặc biệt người bệnh sẽ bị đau tái phát khi thời tiết chuyển lạnh hay khi giao mùa.
Thoái hóa khớp gây ra các cơn đau khớp khi vận động, có thể giảm đau khi nghỉ ngơi
2.2 Cứng khớp
Biểu hiện cứng khớp thường đi kèm cùng đau khớp kéo dài. Người bệnh thường bị cứng khớp sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Các khớp như khớp gối, khớp cổ vai gáy có tình trạng cứng lại, khó cử động. Sau khi mát xa khớp khoảng từ 15 đến 30 phút thì mới có thể trở lại hoạt động được như bình thường. Khi bệnh chuyển đến giai đoạn nặng thì tình trạng cứng khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thời gian bị cứng khớp và khóa khớp sẽ diễn ra lâu hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
2.3 Khớp phát ra tiếng kêu khi cử động
Khớp bị thoái hóa khiến các đầu xương va chạm với nhau, gây ra các tiếng kêu lục khục, lạo xạo ở khớp khi vận động. Tiếng kêu này xuất hiện nhiều khi người bệnh thực hiện các động tác gập duỗi, co đầu gối và vận động mạnh
2.4 Sưng tấy khớp và biến dạng khớp
Tình trạng thoái hóa khớp kéo dài không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn làm sưng tấy đỏ vùng khớp bị thoái hóa. Lâu ngày có thể gây biến dạng các khớp xương. Điều này còn gây ảnh hưởng đến các nhóm cơ xung quanh, cộng thêm việc đau đớn kéo dài cản trở vận động, người bệnh có nguy cơ bị teo cơ và lệch trục khớp gối.
Các khớp sưng, tấy đỏ và có nguy cơ bị biến dạng do thoái hóa
3. Thoái hóa khớp thường gặp ở vị trí nào?
Tất cả các khớp trên cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa. Trong đó một số khớp có nguy cơ bị thoái hóa sớm hơn do phải chịu áp lực nhiều.
- Thoái hóa khớp háng: Người bệnh bị thoái hóa khớp háng gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển, ban đầu bệnh gây đau tại nhiều vị trí như hông, đùi, háng nên người bệnh rất khó để nhận biết. Các cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, nhói nhức.
- Thoái hóa khớp cổ chân: Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi hoặc vận động viên, cầu thủ cần sử dụng cổ chân nhiều. Thoái hóa khớp cổ chân gây nặng nề, cổ chân kém linh hoạt và có cảm giác lỏng lẻo, đi không vững.
- Thoái hóa khớp gối: Khớp gối là một trong những khớp lớn chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động ở phần chi dưới. Do đó đây cũng là khớp dễ bị thoái hóa đầu tiên. Thoái hóa khớp gối gây sưng nhức khớp, leo cầu thang, gập gối khó khăn.
4. Làm thế nào để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp
4.1 Tránh tăng cân, thừa cân
Những người bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp hơn so với những người khác. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên khớp, giúp các bộ phận ở khớp hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng chùng giãn dây chằng, bào mòn sụn, từ đó giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giảm các cơn đau do thoái hóa.
4.2 Tập luyện thể thao thường xuyên
Duy trì thói quen tập luyện thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn có một hệ cơ xương khớp dẻo dai, chịu lực tốt hơn. Đồng thời tập luyện cũng giúp mở rộng phạm vi vận động trong khoang khớp, tăng tiết dịch bôi trơn, giúp khớp vận động nhịp nhàng hơn, cải thiện triệu chứng của thoái hóa và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
4.3 Sử dụng CốtWells với thành phần chính từ màng vỏ trứng
Màng vỏ trứng được cho là hợp chất vàng giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy những người sử dụng sản phẩm chứa màng vỏ trứng giảm rõ rệt các triệu chứng đau khớp, nhức mỏi khớp sau bảy ngày sử dụng. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã phát triển sản phẩm CốtWells với thành phần chính từ màng vỏ trứng giàu bốn dưỡng chất cho khớp là collagen type 1, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic kết hợp cùng các thảo dược giảm đau, kháng viêm là nhũ hương, dây đau xương giúp hỗ trợ giảm đau, mỏi khớp và nguy cơ thoái hóa khớp.
CốtWells giúp cải thiện các triệu chứng đau khớp, vận động khó khăn do thoái hóa khớp
CốtWells dành cho những người đang gặp tình trạng khô khớp, mỏi khớp và có nguy cơ thoái hóa khớp. Sản phẩm được áp dụng công nghệ Lượng tử vào chiết xuất giúp sàng lọc bụi bẩn, tạp chất và chiết xuất dưỡng chất tinh khiết, an toàn cho người sử dụng. Người bị thoái hóa khớp nên sử dụng CốtWells mỗi ngày để dây chằng, gân khớp dẻo dai, không còn nhức mỏi gối, leo đèo chẳng đau.
Phương Linh
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.