Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các bài thuốc trị bệnh từ lá trà xanh

  • Phương Uyên (T/H)
(DS&PL) -

Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất, lá trà xanh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Trà xanh trị bệnh vẩy nến

Dùng trà xanh nấu nước tắm: lá trà xanh tươi, rửa sạch, nấu nước sôi để tắm (có thể cho thêm một chút muối làm ẩm da). Trong khi tắm, bạn cũng có thể dùng bã chè chà xát lên vùng da bị bệnh để tẩy tế bào da chết. Sau khi tắm xong, lau khô người cũng như vùng da vẩy nến bằng khăn mềm, sạch.

Khi dùng trà xanh trị bệnh, nhất là khi tắm, lưu ý nên dùng nước chè đặc và tắm thường xuyên để nhanh chóng loại bỏ lớp da sần sùi.

Mẩn ngứa

Khi bị mẩn ngứa do dị ứng hoặc da nổi các đốm đỏ, bạn chọn lá trà tươi, rửa sạch (bằng muối hoặc dung dịch rửa rau), vò nát và hãm như cách pha trà để uống. Bạn pha loãng cho âm ấm rồi tắm 3 lần/tuần, các vết đỏ và mẩn ngứa sẽ lặn nhanh chóng.

Trà xanh công hiệu cho da nhờn và bị mụn, cho nên, tại các viện thẩm mỹ bác sĩ thường khuyên khách hàng rửa mặt bằng trà xanh.

Cách làm như sau: dùng nước trà tươi, sau khi hãm xong và để nguội. Rửa mặt sạch, thấm gạc trang điểm vào dung dịch trà xanh vừa pha, lau mặt như dùng nước hoa hồng. Dùng trước khi đi ngủ, đều đặn mỗi ngày.

Lá trà xanh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Khi da bị nổi mụn nhiều

Nếu là mụn cám thì rửa mặt với trà xanh ngày 2 lần (sáng và tối) để làm sạch nhờn, bụi bẩn. Nếu có mụn mủ thì bạn dùng gạc sạch nặn hết phần mủ ra, tẩm nước trà xanh thấm lại lần nữa. Để như vậy đến sáng hôm sau, phần da sẽ se lại, khô ráo, mụn xẹp hẳn.

Trị rôm sảy cho trẻ

Trong nước trà xanh chứa nhiều hoạt chất phenol - công dụng tiêu viêm, là ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, siêu vi trùng có hại. Bên cạnh đó, muối chứa NaCl làm thanh nhiệt giải độc, sát trùng và tiêu viêm.

Khi kết hợp nước trà xanh và muối sẽ mang đến công dụng tuyệt vời, giúp tiêu diệt vi trùng rôm sảy và các vết viêm đỏ, ngứa ngáy. Nên pha trà xanh và muối theo tỷ lên 10:1, ví dụ 30gr trà xanh thì pha với 3gr muối. Có thể hãm nước trà xanh, sau đó hòa muối vào, hoặc đun lá trà xanh với nước và cho thêm muối.

Đợi hỗn hợp nước nguội bớt, bạn có thể dùng khăn mùi xoa sạch tẩm dung dịch nước vừa pha rửa chỗ bị rôm sảy, hoặc tắm trực tiếp trong 10 phút. Chú ý giữ nước trà xanh ấm để bé không bị lạnh. Cuối cùng tráng người bé với nước sạch.

‎‎Bị bỏng

Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước trà nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

Trị cảm mạo

Người bệnh sốt, ho có đờm trắng: lá chè 3 - 5g, gừng 3 lát; hãm với nước sôi, uống trong ngày. Người bệnh sốt, ho có đờm vàng và đau họng: Lá chè 3 - 5g, muối 1g; hãm với nước sôi, uống 4 - 5 lần trong ngày.

Đau đầu do phong nhiệt

Người bệnh đau đầu như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, tiểu tiện vàng sẻn: Lá chè 6g, cúc hoa 10g; hãm với nước sôi, uống 3 - 4 lần trong ngày.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Búp chè 1 nắm, búp ổi 1 nắm; sao vàng, sắc uống. Hoặc chè đen 40-50g, cam thảo 5g; sắc đặc uống; dùng liền 3-5 ngày.

Chữa viêm gan, phù thũng

Chè xanh tươi 200g. Nấu, uống 2 lít trong ngày. Lá chè tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể. Nước chè có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, có thể kết hợp kim tiền thảo làm lợi thủy, thông niệu.

Tin nổi bật