Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cả nước thiếu 113.491 giáo viên các cấp, Bộ GD&ĐT lý giải nguyên nhân

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Theo nhận định của Bộ GD&ĐT, nguyên nhân chủ yếu là do sức hút vào ngành còn hạn chế; tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn còn cao;...

Cả nước thiếu 113.491 giáo viên

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2023-2024 cả nước bổ sung 27.826 biên chế trong số 65.980 biên chế được Bộ Chính trị giao trong giai đoạn 2022-2026. Tuy nhiên tính đến tháng 4/2024, các địa phương mới tuyển dụng được 19.474 giáo viên.

Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn tồn tại ở hầu hết các địa phương. Tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp.

Trong đó, thiếu nhiều nhất là giáo viên dạy các môn học mới (tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật), gây khó khăn cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp. Ảnh minh họa 

VTC News dẫn thông tin cho hay, theo nhận định của Bộ GD&ĐT, nguyên nhân chủ yếu là do sức hút vào ngành còn hạn chế; tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn còn cao; nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù còn thiếu; việc tuyển dụng của các địa phương còn chậm. Hiện cả nước còn khoảng 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng.

Bên cạnh đó, số lớp học tăng do số lượng học sinh tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng; công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên từ cấp chiến lược đến các địa phương chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật.

Cùng với đó, cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số còn thấp so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ giáo viên/lớp học còn thấp hơn so với định mức quy định của Bộ quy định.

Tình trạng thiếu giáo viên, trong đó có giáo viên các môn đặc thù không chỉ ở vùng khó khăn, mà xảy ra cả ở các vùng thuận lợi như Hà Nội, TP.HCM.

Ảnh: VTC News 

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến khó khăn khắc phục tình trạng thiếu giáo viên là sức hút vào ngành còn hạn chế, tình trạng giáo viên nghỉ việc còn cao. Nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù còn thiếu. Việc tuyển dụng giáo viên của các địa phương khá chậm. Hiện vẫn còn 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng. Trong khi đó, số lớp học tăng do số lượng học sinh tăng.

Công tác quy hoạch dự báo nhu cầu giáo viên từ cấp chiến lược đến các địa phương chưa sát, không theo kịp thực tế. Biến động dân số, chuyển dịch lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn, không theo quy luật cũng là bất cập khiến các địa phương khó chủ động được việc khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Thiếu giáo viên cả ở những vùng thuận lợi

Cùng bàn về vấn đề thiếu giáo viên, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết tỉnh này thiếu nhiều giáo viên so với định mức quy định. “Thiếu giáo viên đã gây áp lực khá lớn đối với các thầy cô do phải dạy tăng giờ, dạy liên cấp, liên trường”, ông Bằng nói.

Từ thực trạng trên, tỉnh Điện Biên đề nghị Bộ GD&ĐTkhông thực hiện cắt giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đối với các tỉnh còn nhiều khó khăn, không có khả năng thành lập các trường ngoài công lập như tỉnh Điện Biên và bố trí đủ giáo viên hưởng lương từ ngân sách theo định mức đối với các tỉnh này.

Áp dụng chính sách thu hút giáo viên trong toàn bộ thời gian công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn như: tiền thuê nhà, tiền đi lại đối với giáo viên dạy tại các điểm bản; tiền trực trưa.

Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nói về tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh. Ảnh: PLO 

Tình trạng thiếu giáo viên, trong đó thiếu giáo viên các môn đặc thù không chỉ ở vùng khó khăn, mà xảy ra cả ở các vùng thuận lợi như Hà Nội, TP.HCM.

“Với điều kiện mặt bằng lương trung bình của TP.HCM hiện nay thì mức lương chi trả cho giáo viên tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc quá thấp nên khó thu hút người vào ngành Sư phạm. Trong khi thành phố không thể đề xuất HĐND có cơ chế đặc thù tương tự như áp dụng với giáo viên mầm non”, bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

Từ đó bà Thúy kiến nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu tham mưu chính phủ, tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính, tạo điều kiện cho các tỉnh TP xây dựng cơ chế đặc thù, tuyển dụng giáo viên một số môn học đặc thù.

12 nhiệm vụ trọng tâm cho năm học mới

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thực hiện các giải pháp để tuyển đủ biên chế được giao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra trong năm học 2024-2025.

Vấn đề này đã được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng.

Cụ thể, ngành giáo dục tập trung phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Trong đó, tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao tại Quyết định số 72 ngày 18/7/2022 của Bộ Chính Trị, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Song song đó, xác định đúng nhu cầu, từ đó đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116 của Chính phủ, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.

Ngành giáo dục tiếp tục hoàn thành thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Các đơn vị đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, quan tâm tới đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Các địa phương đảm bảo công tác nuôi dưỡng, an toàn cho trẻ mầm non. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục, tích cực chuyển đổi số và cải cách hành chính trong toàn ngành.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục...

Tin nổi bật