Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Buk-M3: Hệ thống phòng không "thợ săn Tomahawk" đầy uy lực của Nga

(DS&PL) -

Theo giới quan sát quân sự, với những nâng cấp mới, Buk-M3 hiện tại hoàn toàn có khả năng ngăn chặn các tên lửa hành trình hiện đại, trong đó có Tomahawk.

Theo giới quan sát quân sự, với những nâng cấp mới, Buk-M3 hiện tại hoàn toàn có khả năng ngăn chặn các tên lửa hành trình hiện đại, trong đó có Tomahawk.

Hệ thống phòng không Buk-M3. Ảnh: RBTH

Theo RBTH, các lực lượng phòng không Nga sẽ được trang bị mới toàn bộ hệ thống Buk-M3 vào đầu năm 2020. Dù mang tên giống hệ thống tên lửa Buk đã có từ những năm 1980, nhưng Nga đã có nhiều cải tiến trên Buk-M3 giúp cho hệ thống này hoạt động một cách “thông minh” hơn hẳn phiên bản trước.

Một điểm khác biệt dễ nhận biết nhất của tổ hợp Buk-M3 so với phiên bản tiền nhiệm là việc nó được trang bị 6 đạn tên lửa đặt trong khoang bảo quản kín (các phiên bản cũ là 4 đạn tên lửa lắp ngoài). Với tính năng kỹ thuật nâng cấp, đạn tên lửa 9M317M trên Buk-M3 được đánh giá có tính năng đánh chặn hiệu quả gấp đôi so với dòng tên lửa trước đó trên các tổ hợp Buk.

Một hệ thống Buk-M3 có thể tạo ra một “lá chắn trên không” ngăn cản mục tiêu ở khoảng cách tối đa 70 km và độ cao tối đa 40 km.

Phần cứng của Buk-M3 có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ âm 50 cho tới 50 độ C. Theo RBTH, Buk-M3 có thể chống lại các thiết bị làm nhiễu sóng vô tuyến. Hệ thống này có khả năng dò tối đa 48 mục tiêu và khai hỏa tiêu diệt 4 mục tiêu cùng lúc.

Vốn là dòng tên lửa phòng không lục quân được Liên Xô thiết kế thay thế cho tổ hợp Kub hay còn được biết tới với biệt danh “Ba ngón tay tử thần” từ những năm 1980, sau 30 năm phát triển, Buk-M3 không chỉ kế thừa khả năng chiến đấu của dòng tên lửa phòng không chiến trường này, mà còn được nâng cấp để đối phó tốt với các cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình hiện đại.

Dù khả năng chiến đấu của Buk-M3 chưa được kiểm chứng bằng thực tế chiến trường, nhưng phiên bản tiền nhiệm Buk-M2E của Syria đã thể hiện tốt vai trò khi ngăn chặn đợt tập kích bằng tên lửa hành trình hiện đại do Mỹ và đồng minh thực hiện hồi tháng 4-2018.

Phiên bản Buk-M2 đã chứng minh được khả năng tác chiến chống lại cuộc tập kích đường không bằng tên lửa hành trình hiện đại tại Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

“Trong khi hệ thống phòng không Syria vất vả đối phó với đợt không kích của Mỹ và liên quân, thì Buk-M2E vẫn làm tốt vai trò của mình. Ở hướng thung lũng Beqaa, dù các tên lửa hành trình hiện đại của Mỹ và liên quân, trong đó có Tomahawk MK IV, bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, nhưng phần lớn chúng bị các tổ hợp Buk đánh chặn. Ngoài ra, đã ghi nhận việc Buk bắn hạ thành công tên lửa hành trình tàng hình phóng từ máy bay ném bom B-1B ở ngoại vi Thủ đô Damascus”, chuyên gia Alexei Leonkov cho biết.

Theo chuyên gia quân sự Dmitry Safonov, hệ thống Buk-M3 có tính linh động cao và có thể triển khai ở trên mặt đất cũng như trên tàu chiến với mức độ chính xác đạt mức 97/100. Ông Safonov cho rằng Buk-M3 có phần vượt trội hơn các hệ thống nổi tiếng khác trên thế giới như Chaparral (Mỹ), Rapier (Anh), Roland-5 (Đức-Pháp) và Crotale NG (Pháp).

Như vậy, với tính năng chiến đấu vượt trội hơn phiên bản M2, Buk-M3 chắc chắn đáp ứng tốt khả năng ngăn chặn các đợt tập kích đường không sử dụng tên lửa hành trình hiện đại, trong đó có Tomahawk.

Theo Cơ quan Hợp tác Quốc phòng và An ninh Nga, Buk-M3 đã có biến thể xuất khẩu và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các quốc gia Cận Đông và châu Á.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật