Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lá chắn tên lửa 6 tỷ đô của Mỹ: Dùng 1 ngày rồi bỏ hoang suốt 40 năm

(DS&PL) -

Tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân đầu tiên của Mỹ tiêu tốn ngân sách quốc phòng lên tới 6 tỷ USD, nhưng chỉ hoạt động chưa tới 1 ngày rồi đóng cửa.

Tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân đầu tiên của Mỹ tiêu tốn ngân sách quốc phòng lên tới 6 tỷ USD, nhưng chỉ hoạt động chưa tới 1 ngày rồi đóng cửa.

Đài radar thuộc tổ hợp Stanley R. Mickelsen vẫn được lưu giữ tới ngày nay. - Ảnh: USAF.

Vào giai đoạn cao trào của Chiến tranh Lạnh, giới cầm quyền Mỹ luôn lo ngại Liên Xô tấn công họ bằng tên lửa hạt nhân. Vì thế Washington cho rằng, Mỹ cần một chương trình phòng thủ để bảo vệ những cơ sở tên lửa đạn đạo, đặc biệt là những bãi phóng tên lửa Minuteman tại căn cứ không quân Grand Forks ở bang North Dakota. Ngoài ra Nhà Trắng cũng muốn đảm bảo an toàn cho những thành phố lớn trong trường hợp tấn công hạt nhân xảy ra.

Vì vây, tới năm 1969, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố chính phủ sẽ thực hiện Safeguard (Chương trình Bảo vệ) để bảo đảm sự an toàn cho những vũ khí chiến lược trên khắp lãnh thổ Mỹ. Chi phí cho dự án lên tới 6 tỷ USD.

Cơ sở đầu tiên và duy nhất trong Safeguard là Tổ hợp Bảo vệ Stanley R. Mickelson ở thành phố Nekoma, bang North Dakota. Nằm cách căn cứ không quân Grand Forks khoảng 160 km về phía bắc, tổ hợp mang tên của tướng Stanley R. Mickelsen, một vị chỉ huy thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không của lục quân Mỹ.

Hệ thống Safeguard gồm hai lớp, đầu tiên là tên lửa tầm xa LIM-49 Spartan có khả năng đánh chặn mục tiêu ngoài khí quyển Trái Đất từ khoảng cách 740 km. Nếu Spartan không thể đánh chặn ICBM đối phương, các quả đạn Sprint có tầm bắn 40 km và tốc độ 12.250 km/h ở lớp thứ hai sẽ được phóng lên.

Cả hai loại tên lửa đều được trang bị đầu đạn hạt nhân, trong đó Spartan có sức mạnh tương đương 5 triệu tấn thuốc nổ TNT và Sprint mạnh ngang 1.000 tấn TNT. Chúng dựa vào tia phóng xạ để phá hủy hoặc làm hư hại đầu đạn mục tiêu, thay vì tận dụng sức nổ và nhiệt lượng để thực hiện nhiệm vụ này.

Những hầm chứa tên lửa Spartan trong Tổ hợp Bảo vệ Stanley R. Mickelson. - Ảnh: USAF

Vào ngày 1/10/1975, Tổ hợp Bảo vệ Stanley R. Mickelson bắt đầu hoạt động. Đây là hệ thống chống tên lửa đạn đạo đầu tiên mà Mỹ từng vận hành. Nhưng ngay sau đó, những yếu điểm của nó đã lộ ra. Xung điện từ phát sinh bởi sự kích nổ của đầu đạn trong tên lửa Spartan và Sprint sẽ gây nhiễu cho radar, khiến radar không thể phát hiện những tên lửa tiếp theo của đối phương. Ngoài ra, Hiệp ước Giảm tên lửa đạn đạo mà Mỹ và Liên Xô ký vào năm 1972 quy định mỗi nước chỉ sử dụng một cơ sở phòng thủ tên lửa. Vì thế, mức độ hiệu quả của tổ hợp sẽ chỉ ở mức thấp so với chi phí mà chính phủ chi.

Quốc hội Mỹ nhận ra những điểm bất cập rất nhanh. Đúng 24 giờ sau, đa số nghị sĩ quyết định ngừng Safeguard. Do quyết định của quốc hội, quân đội Mỹ dỡ hơn 100 tên lửa trong các bệ phóng ngầm trong tổ hợp, đồng thời niêm phong công trình có hình dạng giống kim tự tháp do lo ngại nó có thể gây hại cho môi trường. Họ cho phép du khách tham quan công trình vào những khoảng thời gian nhất định trong năm.

Vào năm 2012, Spring Creek Hutterite Colony – một tổ chức tôn giáo – mua tổ hợp với 530.000 USD trong một cuộc bán đấu giá. Không ai biết tổ chức đó mua tổ hợp để làm gì, nhưng tới ngày nay họ vẫn chưa sử dụng nó.

Phía trong của Đài radar thuộc tổ hợp Stanley R. Mickelsen. - Ảnh: USAF

Một báo cáo kiểm toán năm 1974 của chính phủ Mỹ đã hé lộ chi phí của dự án Safeguard, trong đó gồm 112 triệu USD vật tư xây dựng, 481 triệu USD đổ vào "những nỗ lực vô ích" và 697 triệu USD do "thay đổi tiến độ". Tổng số tiền được Washington đổ vào Safeguard là 1,3 tỷ USD, tương đương với gần 6 tỷ USD ngày nay.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật