Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày, từ tháng 12/2021

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Thông tư mới của bộ Công an nêu rõ, Bộ trưởng bộ Công an sẽ định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày.

Bộ trưởng bộ Công an vừa ký ban hành Thông tư số 98/2021/TT-BCA quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong công an nhân dân (có hiệu lực từ ngày 3/12/2021 và thay thế Thông tư số 30/2015/TT-BCA của Bộ trưởng bộ Công an).

Thông tư này quy định về nguyên tắc, địa điểm, hình thức, cán bộ tiếp công dân; trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận đơn, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; quản lý công tác tiếp công dân trong công an nhân dân.

Ngoài quy định tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, Thông tư của bộ Công an cũng quy định Bộ trưởng bộ Công an sẽ định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp công dân định kỳ hàng tháng (Ảnh: Bộ Công an).

Các hình thức tiếp công dân gồm: Tổ chức tiếp công dân thường xuyên; Tổ chức tiếp công dân định kỳ; Tổ chức tiếp công dân đột xuất.

Tổ chức tiếp công dân thường xuyên: Công an các cấp tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo giờ hành chính vào các ngày làm việc trong tuần.

Tổ chức tiếp công dân định kỳ: Bộ trưởng bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của bộ Công an (thời gian cụ thể do Thanh tra Bộ thống nhất với văn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng quyết định).

Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ nơi có tổ chức thanh tra; Giám đốc Công an cấp tỉnh định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình (thời gian cụ thể do Thủ trưởng, Giám đốc quyết định).

Tổ chức tiếp công dân đột xuất: Thủ trưởng Công an các cấp ngoài việc tiếp công dân định kỳ, phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau: Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau.

Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự hoặc gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe công dân.

Thông tư 98 cũng quy định, cán bộ tiếp công dân phải bảo đảm trang phục, tác phong theo điều lệnh công an nhân dân; có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Đồng thời giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật…

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật