Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tài chính sẽ thu thuế từ Netflix, Google, Youtube như thế nào?

(DS&PL) -

Ngành thuế đã có kế hoạch làm việc với các công ty tư vấn, kiểm toán để mời các doanh nghiệp nền tảng như Netflix, Amazon, Google, Youtube,… tới trao đổi, làm việc.

Ngành thuế đã có kế hoạch làm việc với các công ty tư vấn, kiểm toán để mời các doanh nghiệp nền tảng như Netflix, Amazon, Google, Youtube,… tới trao đổi, hướng dẫn về các nghĩa vụ thuế theo quy định mới.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phạm Ngọc Minh cho biết Netflix sẽ phải nộp thuế tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Chiều 1/12, Tổng cục Thuế đã tổ chức họp báo chuyên đề về Nghị định 126/2020/NĐ-CP và một số văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Ông Đặng Ngọc Minh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (bộ Tài chính) cho biết, sau Nghị định 126 sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ kê khai, thu thuế đối với các doanh nghiệp nền tảng và thực hiện tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới và cơ quan thuế đã có kế hoạch để thu thuế Netflix, Google, Youtube.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết thêm, ngành thuế đã có kế hoạch làm việc với các công ty tư vấn, kiểm toán để mời các doanh nghiệp nền tảng như Netflix, Amazon, Google, Youtube,… tới trao đổi, hướng dẫn về các nghĩa vụ thuế theo quy định mới, biện pháp quản lý trong thời gian tới để họ hiểu và thực hiện.

Được biết, Netflix đã có các buổi làm việc với Tổng cục Thuế và bộ Tài chính. Nghĩa vụ Netflix vẫn phải nộp thuế tại Việt Nam. Tuy nhiên, phía Tổng cục Thuế và bộ Tài chính sẽ áp dụng theo luật quản lý thuế mới và Nghị định 126 để tính toán lại cho phù hợp.

Tổng cục Thuế cũng sẽ nhờ hỗ trợ từ các ngân hàng, hệ thống tín dụng để thống kê dòng tiền thanh toán cho Netflix thời gian qua, thu thuế theo quy định.

Số thu thuế từ các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, chủ yếu qua 3 nhóm: bán hàng qua mạng xã hội; thu nhập từ hoạt động viết các ứng dụng trò chơi, quảng cáo qua Facebook, YouTube...; các hoạt động cho thuê nhà thông qua một số ứng dụng/website như Agoda, Booking...

Lâu nay, các cá nhân, tổ chức tự kê khai, tự nộp thuế. Căn cứ theo dữ liệu đầu ra của các doanh nghiệp.

Năm 2018, số thu thuế thương mại điện tử từ các doanh nghiệp kê khai và nộp khoảng 800 tỷ đồng, Năm 2019 trên 1.000 tỷ, riêng 11 tháng đầu năm 2020 đã thu được xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, số thu này chưa phản ánh được thực tế hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật