Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tài chính nói gì về đề xuất đánh thuế cao để chặn “sốt” đất?

(DS&PL) -

Bộ Tài chính vừa có phản hồi về việc hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị xem xét các giải pháp giảm giá nhà, đánh thuế bất động sản.

Bộ Tài chính vừa có phản hồi về việc hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị xem xét các giải pháp giảm giá nhà, đánh thuế bất động sản.

Cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng

Bộ Tài chính cho rằng, hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí đối với bất động sản hiện hành được ban hành khá đầy đủ, bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ và các khoản phí, lệ phí liên quan khác (như lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

Các chính sách thu này đã bao quát đầy đủ quá trình hình thành, sở hữu, sử dụng và chuyển nhượng bất động sản, từng bước được hoàn thiện, góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng bất động sản tiết kiệm, hiệu quả, từng bước hạn chế đầu cơ bất động sản, sử dụng lãng phí đất đai.

Bộ Tài chính nhìn nhận để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bất động sản, việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực có tác động lớn, nhiều nội dung mang tính kỹ thuật đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ, ngành địa phương.

"Vì vậy, cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khả thi, tính đồng thuận cao, góp phần hạn chế đầu cơ bất động sản", bộ Tài chính lên tiếng.

Tình trạng sốt sốt dất diễn ra tại nhiều địa phương vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư vừa qua.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các luật thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021- 2030.

Đối với ý kiến thu thuế 2% trên giá chuyển nhượng BĐS làm méo mó chính sách (lãi lỗ gì cũng phải nộp thuế), bộ Tài chính phản hồi trước đây, luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 quy định cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nộp thuế theo mức thuế suất 25% trên thu nhập (giá chuyển nhượng trừ giá mua và các chi phí liên quan). Trường hợp không xác định được giá mua và các chi phí liên quan thì nộp thuế theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

Bộ Tài chính cho hay thực tế thực hiện đã gặp rất nhiều vướng mắc như không có căn cứ để xác định giá mua và các chi phí liên quan của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt là đối với bất động sản hình thành từ lâu không có hồ sơ, căn cứ chứng minh giá vốn, bất động sản được cho, tặng, thừa kế.

HoREA đề xuất loạt thuế trị sốt đất

Trước đó, HoREA đề xuất ban hành thuế chống đầu cơ nhà đất, thuế người sở hữu nhiều nhà đất, thuế chậm đưa đất vào sử dụng, thuế bất động sản để kiềm chế tình trạng sốt đất.

Trong văn bản gửi Thủ tướng nhằm đề xuất các giải pháp "đặc trị" sốt đất, sốt giá nhà, hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định kể từ năm 2017, thị trường bất động sản tái lặp nhiều đợt sốt đất, nhất là cơn sốt đất xảy ra liên tiếp trên diện rộng hiện nay.

Theo HoREA, "thủ phạm" chính của các đợt sốt đất, sốt giá nhà, sốt giá đất nền là giới đầu nậu, cò đất, một số doanh nghiệp thực hiện các thủ đoạn tung tin đồn thổi, làm giá - thổi giá, lợi dụng tâm lý đám đông và hám lợi, cài "chim mồi" giao dịch mua bán giả tạo và thừa cơ hội trục lợi bất chính. Đặc biệt, một số trường hợp đã có sự móc nối, tiếp tay, chống lưng của cán bộ cơ sở.

Bên cạnh tình trạng sốt đất còn có tình trạng giá nhà tăng vọt, mà nguyên nhân chủ yếu là do sụt giảm mạnh nguồn cung dự án nhà ở, thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là rất thiếu căn hộ có giá vừa túi tiền (tầm trên dưới 35 triệu đồng/m2 ; giá căn hộ 2 phòng ngủ khoảng trên dưới 2 tỷ đồng), hoặc nhà ở thương mại giá thấp (tầm 20-25 triệu đồng/m2 ; giá căn hộ 2 phòng ngủ khoảng trên dưới 1,5 tỷ đồng), nhà ở xã hội.

Qua nghiên cứu, HoREA đề xuất Thủ tướng xem xét các giải pháp "đặc trị" sốt đất và bình ổn giá nhà, trong đó sử dụng hàng loạt công cụ thuế và ban hành thuế BĐS như thuế chống đầu tư nhà đất, thuế người sở hữu nhiều nhà đất, thuế người chậm đưa đất vào sử dụng, thuế BĐS.

Với thuế chống đầu cơ nhà, đất, HoREA đề xuất đánh thuế thu nhập với thuế suất cao dành cho hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập để triệt tiêu ý chí "đầu cơ" của nhà đầu tư "lướt sóng" (vì không còn có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận như kỳ vọng), trong trường hợp thị trường bất động sản có dấu hiệu bị đầu cơ, sốt nóng "bong bóng".

Với đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất, Hiệp hội đề xuất nguyên tắc là người sở hữu nhà đất dùng để ở chịu mức thuế thấp nhất. Người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Trong trường hợp thị trường BĐS bị đầu cơ thì có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ.

Với đề xuất đánh thuế cao người chậm đưa đất vào sử dụng, hiện nay pháp luật về đất đai quy định người sử dụng đất được gia hạn 24 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng đất và phải nộp bổ sung khoản tiền trong thời gian được gia hạn theo quy định của bộ Tài chính.

Nhưng, chế tài này chưa đủ sức răn đe, chưa ngăn chặn tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng, vì khả năng lợi nhuận thu được sau này sẽ thừa bù đắp khoản tiền phải nộp bổ sung. Do vậy, HoREA cho rằng cần có sắc thuế đánh trên hành vi của người sử dụng đất chậm đưa đất vào sử dụng với thuế suất cao nhằm triệt tiêu ý chí găm giữ đất, chậm đưa đất vào sử dụng và để chống đầu cơ đất đai.

M.H (T/h)

Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số Thứ 7(17)

Tin nổi bật