Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tài sản xuất phát từ lý do nào?

(DS&PL) -

Theo Bộ Tài chính, hiện có 174/193 nước thực hiện thu thuế tài sản, dưới hình thức thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản, với nhiều tên gọi khác nhau.

Theo Bộ Tài chính, hiện có 174/193 nước thực hiện thu thuế tài sản, dưới hình thức thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản, với nhiều tên gọi khác nhau.

Bộ Tài chính vừa đưa ra Dự thảo dự án Luật Thuế tài sản gây khá nhiều phản ứng, trong đó có đề xuất đánh thuế đối với nhà ở có trị giá trên 700 triệu đồng.

Theo đề nghị của Bộ Tài chính, việc đánh thuế tài sản với nhà ở sẽ có 2 phương án: Phương án 1 là nhà ở có trị giá trên 700 triệu; Phương án thứ 2 là nhà ở có trị giá trên 1 tỷ đồng mới phải chịu thuế với 2 mức thuế suất là 0,3% hoặc 0,4%.

Ví dụ, nếu chọn phương án nhà có giá trị trên 1 tỷ mới phải chịu thuế thì với căn nhà có giá trị 1,1 tỷ đồng, phần vượt ngưỡng là 100 triệu đồng, nhân mức thuế suất 0,3%, người mua nhà sẽ phải nộp 300.000 đồng tiền thuế/năm. Còn nếu mức thuế suất là 0,4%, chủ hộ sẽ phải chịu thuế 400.000 đồng/năm. Dự kiến số thuế thu được sẽ từ 23.000 tỷ đồng đến 31.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính vừa đưa ra Dự thảo dự án Luật Thuế tài sản gây khá nhiều phản ứng, trong đó có đề xuất đánh thuế đối với nhà ở có trị giá trên 700 triệu đồng. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cũng đề xuất, giá 1m2 đất tính thuế là giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố công bố tại thời điểm tính thuế chứ không tính theo giá thị trường. Trường hợp đất và nhà lấn chiếm sẽ chịu mức thuế suất 2%. Đất ở, đất xây dựng sẽ chịu mức thuế suất 0,3% hoặc 0,4%.

Tàu bay, ô tô, du thuyền có giá trị trên 1,5 tỷ đồng cũng sẽ chịu mức thuế suất 0,3% hoặc 0,4%.

Bộ Tài chính đã dẫn ra hàng loạt ví dụ tại các quốc gia trên thế giới để làm căn cứ cho Dự thảo Luật Thuế tài sản, đồng thời công bố các văn bản khác định hướng về loại thuế này.

Theo đó, Nghị quyết số 19-NQ/TW (Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI) nêu: "Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản, đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

Tại Nghị quyết số 7-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn nhấn mạnh: "hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế;...khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường".

[presscloud]2135[/presscloud]

Nguồn Video: TTXVN

Những ý kiến trên cũng được ghi nhận tương tự tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 hay Quyết định số 2127 (ngày 30/11/2016) về Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, được Thủ tướng phê duyệt...

Bên cạnh đó, Bộ này cho biết, Thuế tài sản đã có mặt trong hệ thống thuế của đa số quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Theo đó, có 174/193 nước thực hiện thu thuế tài sản, dưới hình thức thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản, với nhiều tên gọi khác nhau.

Thuế này được xem như là một công cụ tài chính hữu hiệu để tăng cường quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất đai, điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà. Vì vậy, thuế tài sản có phần góp vào đảm bảo công bằng xã hội.

Bên cạnh đó, thuế tài sản ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách quốc gia, tỷ lệ trung bình khoảng 3 - 4 % so với tổng thu thuế ở các nước phát triển. Cá biệt, ở một số nước tỷ lệ này lên đến 8%, như Nhật Bản.

 Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật