Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ LĐ-TB&XH: Không ít hộ không muốn thoát nghèo

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tính bao cấp trong nhiều chính sách giảm nghèo… dẫn tới tình trạng không muốn thoát nghèo của không ít hộ và địa phương.

(ĐSPL) - Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tính bao cấp trong nhiều chính sách giảm nghèo… dẫn tới tình trạng không muốn thoát nghèo của không ít hộ và địa phương.

Ảnh minh họa (Ảnh QĐND).

Ngày 16/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững đã họp về kết quả năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Tại hội nghị, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, năm 2014, tổng nguồn vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo khoảng 34,7 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí hơn 6.240 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do số lượng chính sách ban hành nhiều, khó kiểm soát, một đối tượng cùng lúc được hưởng nhiều chính sách, dẫn đến tình trạng trùng lắp các chính sách, phân tán nguồn lực, chi phí cho các khâu trung gian tăng lên, không hướng đúng vào cho mục tiêu giảm nghèo.

Cùng với đó, các nhóm chính sách hỗ trợ nhiều khi bị dàn trải, mang tính độc lập giữa các nhóm chính sách và kể cả độc lập giữa các chính sách trong cùng một nhóm.

Hầu hết giải pháp giảm nghèo được đề xuất và thiết kế ở cấp quốc gia trong khi tất cả hoạt động giảm nghèo từ xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất… đều thực hiện tại cấp cơ sở, thôn bản nên các chính sách ban hành khó tiếp cận và phù hợp với địa phương.

Đồng thời tính bao cấp trong nhiều chính sách giảm nghèo tăng lên một cách không hợp lý, hỗ trợ nhiều bằng tiền mặt, hiện vật, hỗ trợ không kèm theo điều kiện ràng buộc cụ thể, dẫn tới tình trạng sử dụng các nguồn hỗ trợ không đúng mục tiêu chính sách đã đề ra và tình trạng không muốn thoát nghèo của không ít hộ và địa phương.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sẽ chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói từ đơn chiều sang đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Bộ LĐTB-XH dự kiến chuẩn mức sống tối thiểu vào năm 2016 của hộ nghèo ở thành thị có mức thu nhập là 1,3 triệu đồng/người/tháng (hiện nay là 500.000 đồng/người/tháng) và ở nông thôn là 1 triệu đồng/người/tháng (hiện là 400.000 đồng/người/tháng) và thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên. 

Trước đó, trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, tối 12/10, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, nguyên nhân khiến người dân ở lại diện hộ nghèo là do khi ở diện này thì được hỗ trợ chính sách miễn giảm học phí, nhà ở...


Tin nổi bật