Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ lạc biệt lập ở Brazil tuyệt chủng sau khi "người đàn ông cô độc nhất" qua đời

(DS&PL) -

Khi những người Bảo vệ Bản địa Brazil đến gần túp lều ở giữa rừng nhiệt đới Amazon, họ đã xác nhận về sự tuyệt chủng một bộ lạc biệt lập.

Khi tiếp túp lều ở giữa rừng nhiệt đới Amazaon, những người Bảo vệ Bản địa Brazil trông thấy người đàn ông nằm trên võng. Đó là người cuối cùng trong một bộ lạc biệt lập và ông đã qua đời, mang theo cả một nền văn hoá những câu hỏi chưa có lời giải.

Ngay cả tên của ông ta cũng là một bí ẩn. Ông ta chỉ được biết đến là "Người đàn ông của những chiếc hố" bởi số lượng hố ông đào trong lãnh thổ của mình. Tuổi của ông cũng không được biết chính xác, người ta ước chừng ông khoảng 60 tuổi. 

Cột mốc đáng buồn

Đó được xem là một cột mốc buồn của Brazil, quốc gia đang chứng kiến sự suy yếu trong các hoạt động bảo vệ bản địa. Các quan từ Funai, cơ quan bảo vệ người bản địa, đã tìm thấy thi thể người đàn ông trên vào ngày 23/8 trong một cuộc tuần tra ở Lãnh thổ bản địa Tanaru, thuộc bang Rondônia, giáp với Bolivia. 

Funai cho biết người này qua đời có thể do nguyên nhân tự nhiên. Cơ quan đã cử các chuyên gia tội phạm đến để khám nghiệm hiện trường và sau đó gửi thi thể của người đàn ông đến thủ đô Brasília để khám nghiệm tử thi.

Một quan chức Funai nói thêm rằng cơ quan cũng sẽ xét nghiệm ADN và sau đó đưa thi thể về rừng để chôn cất.

Túp lều nơi người đàn ông cuối cùng của bộ lạc biệt lập ở Amazon sinh sống. Ảnh: NYT

Theo Marcelo dos Santos, một chuyên gia về người bản địa đã được xem hình ảnh của người đàn ông trên, thi thể người đàn ông được bao phủ bởi lông vũ. Ông Santos đặt câu hỏi: "Liệu ông ta có đang đợi cái chết? Không ai biết điều ấy. Ông ta chưa từng giao tiếp với ai, kể cả những nhóm thiểu số. Chúng ta không thể chắc chắn được về nguyên nhân cái chết". 

Các bộ lạc biệt lập vốn vẫn có thể sinh sống và tồn tại mà không cần liên hệ với thế giới bên ngoài. Đây là sự tuyệt chủng đầu tiên được ghi nhận của một bộ lạc biệt lập. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể có nhiều bộ lạc khác cũng đã biến mất mà không được biết đến, vì cơ bản là họ không liên lạc với bên ngoài.

Funai đã báo cáo về ít nhất 114 bộ lạc biệt lập ở Brazil. Nhưng đến nay chỉ mới có 28 bộ lạc được xác nhận tồn tại. Do đó, khoảng 86 bộ lạc còn lại chưa được xác nhận và sẽ không được hưởng bất kỳ sự bảo vệ nào của chính phủ. 

Funai cho biết họ vốn có trách nhiệm bảo vệ các bộ lạc và bảo tồn rừng Amazon. Nhưng dưới thời Tổng thống Jair Bolsonaro, ông thúc đẩy việc phát triển rừng Amazon, dẫn tới tình trạng phá rừng ở mức độ kỷ lục. 

Nhà lãnh đạo Brazil vừa nới lỏng các quy định để mở rộng khai thác gỗ, trang trại và khai thác tài nguyên ở Amazon, đồng thời thu hẹp các biện pháp bảo vệ đối với các nhóm Bản địa và các vùng đất bảo tồn. Ông cũng cắt giảm ngân quỹ liên bang và biên chế, làm suy yếu các cơ quan thực thi luật Bản địa và môi trường.

Nhiều bộ lạc biệt lập được cho là đã tuyệt chủng mà không ai biết. Ảnh: Funai-Fundacao Nacional do Indio.

Guilherme Martins, một chuyên gia về người bản địa tại Funai nhận xét: "Nhiều nhóm người đã tuyệt chủng mà ngay cả nhà nước hoặc xã hội không biết được sự tuyệt chủng của họ, điều này rất nghiêm trọng. Chừng nào ban quản lý Funai không chính thức xác nhận họ, chúng tôi sẽ không thể bảo vệ đất của họ, sẽ không thiết lập căn cứ và sẽ không phân định ranh giới đất cho họ". 

Với việc thực thi các chính sách bảo vệ, một số dân tộc bản địa có thể tránh được nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ, bộ lạc Piripkura chỉ bao gồm có 3 thành viên: Một phụ nữ hiếm muộn và hai đàn ông sống biệt lập trong lãnh thổ bản địa của họ ở Bang Mato Grosso.

Một vấn đề được đặt ra là nếu Funai không chính thức công nhận những bộ lạc mà nhân viên của họ tìm thấy, những bộ lạc này sẽ không được bảo vệ. 

Những bí ẩn còn tồn tại

Ở Rondônia, cư dân duy nhất của khu vực rộng 8.000 ha sống hoàn toàn biệt lập trong ít nhất 26 năm sau khi những người còn lại trong bộ lạc bị những chủ trang trại lấn chiếm đất giết hại. 

Ông Santos đã thu thập thông tin từ các cư dân địa phương, những người xác nhận đã có ít nhất 2 cuộc tấn công chống lại nhóm người bản địa: Một vụ đầu độc bằng đường (không có ngày rõ ràng), và một vụ khác vào đầu những năm 1990, khi 6 người còn lại của bộ lạc bị bắn hạ. 

Ông Santos nói: "Những gì đã xảy ra với bộ lạc này là một cuộc diệt chủng. Nó cho thấy chúng ta đang thất bại với tư cách là một cộng đồng". 

Có một số bản tường thuật về mối liên hệ giữa bộ tộc của người đàn ông được tìm thấy giữa rừng Amazon và những người nông dân đã tiếp quản đất từ ​​những năm 1970. Tuy nhiên, Funai chỉ có thể liên lạc trực tiếp với người đàn ông này vào năm 1996.

Ông Santos, người dẫn đầu đoàn thám hiểm Funai đã gặp người đàn ông cuối cùng của bộ lạc, và đã thấy ông ta đang ấn náu trong túp lều giữa khu rừng. 

Ông Santos kể lại: "Chúng tôi đã đi khắp vùng để tìm nơi ở của ông ta. Chúng tôi đã cố gắng trò chuyện và giao nộp ngô và cung tên, nhưng ông ấy vô cùng sợ hãi và rất hung dữ. Kể từ lúc này, chúng tôi biết rằng mình phải tôn trọng sự cô lập của ông ấy". 

Một năm sau, Funai hạn chế quyền tiếp cận lãnh thổ để ngăn chặn sự xâm nhập của lâm tặc và các chủ trang trại. Nghị định bảo hộ vẫn có hiệu lực cho đến năm 2025.

Người đàn ông bản địa được cho là sẽ tìm nơi trốn mỗi khi ông nhận thấy sự hiện diện của bất kỳ ai khác trong khu vực, bao gồm cả các nhân viên Funai tuần tra hay truyền thông Brazil. Ông ta đã tự mình đào hàng chục cái hố để lẩn trốn. 

Một trong những cái hố mà "người đàn ông cô độc nhất" đào quanh túp lều của mình. Ảnh: Survival 

Ông Santos nhận xét: "Đồ trang sức và vật dụng cơ bản mà người này dùng về cơ bản đều giống với những bộ lạc khác trong khu vực. Điều khiến ông ấy khác biệt chính là những cái hố này".

Trong đó, một số hố được đào bên ngoài các túp lều có chứa các mũi nhọn, các quan chức tin rằng những cái hố dùng để săn bắn. Một số hố khác được tìm thấy bên trong lều thì có vết xước. 

Ông Santos nói: "Đây có lẽ là một dấu hiệu cho thấy chúng có một ý nghĩa thần bí". 

Ngay cả khi có các biện pháp bảo vệ, vùng lãnh thổ này vẫn trải qua tình trạng phá rừng trên diện rộng. Các cuộc tấn công nhằm vào người đàn ông cuối cùng của bộ lạc vẫn tiếp diễn, bao gồm cả một cuộc tấn công của các tay súng có vũ trang vào năm 2009.

Fiona Watson, giám đốc nghiên cứu tại Survival International, một tổ chức về quyền có trụ sở tại London, cho biết: "Khi bạn đang lái xe đến lãnh thổ Tanaru nơi người đàn ông đó sinh sống, điều khiến tôi kinh ngạc là nơi đây hoàn toàn bị bao phủ bởi những khu vực chăn nuôi gia súc khổng lồ". 

Bà Watson đã đi cùng các nhân viên Funai trong một chuyến thám hiểm đến Lãnh thổ bản địa Tanaru vào năm 2005 để xác nhận rằng người đàn ông này vẫn còn sống và theo dõi khu vực để phát hiện các hoạt động bất hợp pháp. Bà chia sẻ: "Đối với tôi, ông ấy là biểu tượng của sự phản kháng và kiên cường: Có thể tự mình tồn tại, không nói chuyện với bất kỳ ai và tránh mọi sự tiếp xúc có thể". 

Minh Hạnh (Theo New York Times) 

Tin nổi bật