Kẻ sát nhân hàng loạt có tên Jack the Ripper là nỗi khiếp đảm với người dân London và là nỗi xấu hổ của cảnh sát nước Anh khi nhiều phụ nữ bị sát hại một cách tàn bạo.
Polly trở thành nạn nhân đầu tiên của tên sát nhân đồ tể Jack The Ripper. |
Từ ngày 7/8 đến ngày 10/9/1888, 11 vụ thảm sát đã xảy ra tại khu vực East End, Whitechapel của Luân Đôn, Anh. Suốt khoảng thời gian của năm 1888, người dân Luân Đôn luôn sống trong nỗi khiếp sợ, lo âu thấp thỏm rằng mình sẽ là nạn nhân kế tiếp. Hầu hết nạn nhân đều là phụ nữ, hành nghề mại dâm và bị sát hại thê thảm.
Những vụ án này được London Metropolitan Police Service đặt tên là Whitechapel Murders. Trong số 11 vụ Whitechapel Murders, người ta tin rằng Jack the Ripper thực hiện 5 trong số đó.
Vào ngày cuối cùng của tháng 8/1888, trời có mưa rơi. Khoảng 1h – 2h sáng hôm đó, một người phụ nữ tên là Mary Ann Nichols (43 tuổi), hay “Polly” bị ném ra khỏi nhà bếp của một căn nhà trọ tồi tàn trên phố Thrawl, Spitalfiedls.
Polly, là mẹ của 5 người con, đã ly thân với chồng. Khi đó, cô sống tạm bợ tại các trại tế bần, lấy nghề bán dâm để tự nuôi thân.
Polly bị đuổi khỏi nhà trọ chỉ vì thiếu tiền. Polly quyết định ra đầu phố “bắt khách”. Cô đứng dựa vào những chiếc ô tô đỗ trên lề đường, chờ đợi một vị khách hào phóng nào đó có thể cho cô thêm chút tiền.
Khoảng một giờ sau đó, một người bạn cùng phòng nhìn thấy Polly đi đến khu vực đường Whitechapel, có biểu hiện say rượu. Cô nói rằng cô đã đi được mấy lượt khách. Đó cũng là lần cuối cùng Polly được nhìn thấy còn sống.
Tới khoảng 4h cùng ngày, thi thể của Mary Ann Nichols được tìm thấy trong một con hẻm trên phố Whitechapel, với vết cắt trên cổ, bụng bị lấy nội tạng.
Lá thư ký tên “Jack the Ripper”. |
Ngày 8/9/1888, nạn nhân thứ hai đã được phát hiện. Đó là Annie Chapman, 47 tuổi. Một nhân chứng đã báo cáo rằng đã nhìn thấy Annie Chapman nói chuyện với một người đàn ông bên ngoài ngôi nhà số 29 Hanbury Street, Spitalfields vào lúc 5h 30 phút sáng ngày cô bị sát hại, ngày 8/9/1888.
Albert Cadosch sống ở 27 Hanbury Street cho biết đã nghe thấy tiếng phụ nữ từ sân sau ở nhà kế bên nói: “Không” và sau đó là âm thanh tựa như cơ thể ai đó ngã xuống hàng rào. Khoảng 20 phút sau, cơ thể ấy được phát hiện bởi John Davis gần lối ra cửa sau của nhà 29 Hanbury Street.
Cũng tương tự như nạn nhân đâu tiên, hầu như không còn phần nội tạng nào của Chapman còn nguyên vẹn.
Ngày 28/9, hãng Thông tấn Trung ương Anh nhận được một lá thư ký tên “Jack the Ripper” tự nhận là tác giả của hai vụ thảm sát nói trên và đe dọa sẽ còn nhiều nạn nhân nữa. Kể từ đó cái tên "Jacke đồ tể" đã nhanh chóng trở thành nỗi sợ hãi của người dân lúc bấy giờ.
Vào ngày 30/9/1888, có tới hai nạn nhân nữa bị sát hại trong khoảng thời gian cách nhau không lâu. Elizabeth Stride là một trong hai người phụ nữ không may mắn đó. Thi thể của cô gái điếm này được tìm thấy ở phố Berner vào lúc 1 giờ sáng, khi máu vẫn còn đang chảy ra từ cổ họng.
Nạn nhân tiếp theo được phát hiện chỉ 45 phút sau đó, trên một con hẻm chỉ cách phố Berner vài phút đi bộ. Chứng kiến thi thể của Crtherine Eddowes, 43 tuổi, không ai có thể kìm nén được lòng thương cảm. Sự kinh dị của hai vụ giết người xảy ra gần như đồng thời đã bóp nghẹt tinh thần người dân London. Người ta rỉ tai nhau những tin đồn kiểu như “Jack the Ripper” là một bác sĩ điên rồ, một người Ba Lan mất trí, một người Nga và thậm chí một nữ hộ sinh thần kinh.
Mary Jane Kelly (25 tuổi) được xem là nạn nhân bị sát hại thảm thương nhất trong số các vụ giết người Whitechapel. Nhìn thi thể không còn nguyên vẹn của cô, không ai có thể cầm được nước mắt. Cô được tìm thấy trên giường ngủ nhà riêng ở 13 Miller;s Court, Dorset Street, Spitalfields vào lúc 10 giờ 45 sáng ngày thứ Sáu 9/11/1888.
Thomas Bowyer - trợ lý của chủ nhà - đã đến nhà Mary thu tiền nhà theo tuần. Khi Thomas gọi cửa mà không thấy ai trả lời, Bowyer đã đưa tay vào một vết nứt ở cửa sổ, đẩy chiếc áo khoác được treo tạm thời và thấy cảnh tượng quá khủng khiếp.
Kelly được coi là nạn nhân chính thức cuối cùng của “Jack the Ripper”. Nhưng trên thực tế, ngoài 5 nạn nhân nói trên còn có 6 phụ nữ khác bị giết hại ở các địa điểm khác nhau và theo cách thức khác nhau, giữa các vụ có những điểm chung: Đó là xảy ra trong địa phận Whitechapel, nạn nhân thường là gái điếm và thi thể của họ không bao giờ còn nguyên vẹn.
Ảnh: whitechapeljack |
Sau khi phỏng vấn hơn 2.000 người, điều tra 300 người, bắt giữ 80 người khác, cảnh sát Luân Đôn vẫn chưa thể nào xác định được chính xác Jack the Ripper là ai.
Những bí ẩn xung quanh việc tìm ra danh tính của kẻ đứng đằng sau 5 vụ án đẫm máu nổi tiếng ở Luân Đôn ngày càng trở nên phức tạp. Cảnh sát Luân Đôn và các cơ quan không ngừng phán đoán về danh tính thực sự của kẻ thủ ác.
Kẻ sát nhân vẫn chưa bao giờ bị đưa ra ánh sáng công lý và xét xử. Hồ sơ vụ án đến nay đã được khép lại.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tội phạm học Anh đã công bố phát hiện về nơi ở của Jack the Ripper. Theo đó, Tiến sĩ Kim Rossmo và Steve Le Comber thuộc trường Đại học Luân Đôn đã sử dụng thuật toán, áp dụng các kỹ thuật, thuật toán máy tính để xác định vị trí của kẻ thủ ác. Đó chính là khu Flower and Dean Street ở East End, Whitechapel. Đây là một khu vực được xem như khu ổ chuột, tập trung nhiều tệ nạn, nhiều ô nhiễm nhất Luân Đôn.
Những nạn nhân cũng sống gần khu Flower and Dean Street và để thực hiện được hành vi phạm tội, kẻ sát nhất cũng phải sống ở gần đây. Đây là dấu hiệu quan trọng để khoanh vùng kẻ sát nhân nhưng lại bị bỏ sót vào thời bấy giờ.
Mộc Miên (T/h)