Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé gái rơi xuống ao làng, 4 người lao xuống cứu, tất cả đều tử vong

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Giới chức địa phương cho biết, các nạn nhân trong vụ việc bao gồm một phụ nữ và 4 trẻ vị thành niên, trong đó có 3 người trong một gia đình.

Theo Indiatoday, vụ đuối nước thương tâm xảy ra tại một ao nước ở Patan, bang Gujarat, Ấn Độ vào ngày 9/2. Sự việc xảy ra khi các thành viên của một gia đình địa phương đi chăn dê và đang trở về nhà vào buổi tối muộn.

Một bé gái trong gia đình không may bị trượt chân và rơi xuống ao làng. Anh trai và mẹ cô bé đã lập tức nhảy xuống cứu nạn nhân nhưng không thể đo được độ sâu của ao, khiến cả 3 người đều thiệt mạng. Hai người khác cố gắng cứu họ cũng bị đuối nước tử vong.

5 người đều đuối nước tử vong. Ảnh: India Today

Khi biết về vụ việc, dân làng đã nhanh chóng đến hiện trường và đưa thi thể các nạn nhân ra khỏi ao sau đó chuyển đến bệnh viện để khám nghiệm tử thi. 

Những người đã thiệt mạng được xác định là Sohel Qureshi (14 tuổi), Simran Sipahi (12 tuổi), Firoza Malek (32 tuổi), con trai bà Firoza là Abdul Malek (10 tuổi) và con gái là Mehra Malek (8 tuổi).

Một người dân địa phương đã thông báo cho chính quyền về vụ tai nạn và giới chức địa phương đang tiến hành điều tra vụ việc. Chính quyền sẽ trả lại các thi thể cho gia đình nạn nhân sau khi khám nghiệm tử thi hoàn tất.

Kỹ năng cứu người bị đuối nước

Tùy vào tình hình thực tế và năng lực của mỗi cá nhân mà có phương pháp, biện pháp cứu người bị đuối nước sao cho phù hợp. Để đảm bảo vừa cứu được người bị nạn và vừa an toàn cho người ứng cứu, chúng ta có thể chia ra một số trường hợp sau:

Khi người tham gia cứu nạn không biết bơi thì cần phải bình tĩnh suy xét và nhanh chóng quan sát xung quanh tìm những vật có khả năng cứu người như cành cây, can nhựa, phao cứu sinh, dây thừng hoặc các vật thể nổi khác. Sau đó đưa (hoặc quăng) các vật dụng đó đến vị trí người bị nạn để họ bám, víu rồi kéo dần người bị nạn vào bờ.

Trường hợp vị trí của nạn nhân ở cách xa bờ, không thể sử dụng tay hoặc cành cây để cứu, khi đó có thể sử dụng các vật như phao tròn, dây thừng…, nhanh chóng quăng đến vị trí người bị nạn để họ có thể bám vào phao, dây và bơi dần vào bờ.

Trong trường hợp người bị nạn ở quá xa bờ, vượt khỏi tầm quăng đến của các phương tiện cứu nạn như dây thừng, phao kéo… thì người cứu phải bằng mọi cách hô hoán, gọi cứu trợ để cứu người bị nạn một cách nhanh nhất có thể.

Theo India Today và Times of India

Tin nổi bật