Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bầu cử Quốc hội Pháp: Sẽ có những chuyển biến lớn

(DS&PL) -

Ngày 11/6, nước Pháp bước vào vòng một cuộc bầu cử Quốc hội, lựa chọn 577 thành viên cho cơ quan lập pháp.

Ngày 11/6, nước Pháp bước vào vòng một cuộc bầu cử Quốc hội, lựa chọn 577 thành viên cho cơ quan lập pháp.

Cuộc bầu cử có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi kết quả của nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng điều hành của tân Tổng thống Emmanuel Macron, người mà thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua được coi như một "hiện tượng", tạo nên sự chuyển biến lớn trong đời sống chính trị, đưa nước Pháp sang "một trang mới".

Ông Macron sẽ làm gì để củng cố chiến thắng đầy bất ngờ của mình trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vừa qua. Ảnh: AFP

Mục tiêu của Tổng thống Emmanuel Macron

Có thể thấy, thắng lợi của ông Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vừa qua là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: trẻ trung, quyết đoán, đầy năng lực, trong sạch một, phần may mắn... nhưng nổi bật là ý tưởng mới, đưa nước Pháp thoát khỏi sự thao túng của các đảng phái cũ, đã lỗi thời, dẫn đến trì trệ, hành động theo phương pháp mới  bằng việc rời bỏ Đảng Xã hội, thành lập Phong trào Tiến bước trung dung, và ra ứng cử với tư cách độc lập.

Và ý tưởng mới ấy đã được đưa ra đúng lúc, khi Đảng Xã hội (PS) nắm quyền rơi vào khủng hoảng và mất uy tín trầm trọng, Đảng Những người Cộng hòa (LR) cũng không hứa hẹn điều gì nổi bật, đồng thời ứng cử viên ông François Fillon rơi vào vụ bê bối "Penelopegat", còn Đảng Mặt trận Dân tộc (FN) chưa giũ bỏ được những ấn tượng xấu của một đảng cực hữu... nên được dân chúng và cả những chính khách thuộc PS và LR ủng hộ.

Ông Emmanuel Macron muốn một chính quyền không tả không hữu, dẹp đi tính phe phái cứng nhắc của các chính đảng truyền thống khiến xã hội Pháp bế tắc, khai thác những ưu điểm của cả hai cánh, như nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế của cánh hữu và bảo đảm những nhu cầu về an sinh xã hội của cánh tả.

Mục tiêu số một trước mắt của ông là nắm đa số trong kỳ bầu cử Quốc hội này, bởi nếu không có đa số Tổng thống sẽ bị bó tay, khó thực hiện các dự án của mình.


VOV.VN - Ông Edouard Philippe được đánh giá là “sự lựa chọn không thể tốt hơn” dành cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Những động thái bước đầu

Muốn chiếm đa số trong kỳ bầu cử, phải có khuôn mặt trung dung, không tả không hữu. Những cử tri của phái cực hữu sẽ bầu cho người của Le Pen, còn các cử tri phái cực tả sẽ giành phiếu cho người của Mélenchon.

Như vậy, ông Emmanuel Macron còn trông chờ vào những người không đảng phái, một phần những cử tri của PS, và một phần những cử tri của Đảng Những người Cộng hoà đang thất vọng trước đảng của mình, chán sự được thua tả hữu, muốn cho ông một cơ hội để cải cách nước Pháp. Việc ông Emmanuel Macron lựa chọn Thủ tướng và các thành viên của chính phủ mới là động thái đầu tiên vì mục tiêu này.

Vị Thủ tướng mới là ông Édouard Philippe, Thị trưởng thành phố cảng Le Havre, một trong sáng lập viên đảng UMP, tiền thân của đảng LR, là cánh tay phải của cựu Thủ tướng Alain Juppé, một trong những chức sắc uy tín nhất của cánh hữu. Một sự lựa chọn khôn ngoan, nhằm tranh thủ những người thuộc LR ôn hòa.

Với việc bổ nhiệm ông Édouard Phillipe, ông Emmanuel Macron muốn nhắm đến cử tri của ông Juppé, nghĩa là một nửa cử tri của LR. Gần 200 đảng viên LR, trong đó có những khuôn mặt gạo cội như: Borloo, Kosciusko-Morizet, Apparu, Darmanin, Solère... đã ký một bản kêu gọi cộng tác với Macron.

Động thái này của ông Macron nhằm cân đối sự ủng hộ của cả hai cánh, bởi đã có nhiều thành viên của PS chuyển sang Phong trào Tiến bước (Đảng Cộng hòa Tiến bước hiện nay).

Đáng lưu ý là trường hợp cựu Thủ tướng Manuel Valls bị từ chối. Bị chỉ trích là "phiên bản" của ông Hollande, Tổng thống Emmanuel Macron không muốn phong trào của ông có quá nhiều những khuôn mặt kỳ cựu của PS.

Bên cạnh việc bổ nhiệm Thủ tướng, mục tiêu của ông Emmanuel Macron còn thể hiện ở một cơ cấu của Chính phủ mới gọn gàng (với 18 Bộ trưởng), cân bằng giới tính, cân đối các phái, trẻ trung.

Đảng Cộng hòa Tiến bước (REM) chuẩn bị cuộc tranh cử lập pháp theo phương pháp Macron. REM sẽ đưa 577 ứng cử viên ra tranh cử trên 577 đơn vị, 50% đàn ông, 50% phụ nữ, ít nhất một nửa xuất thân từ xã hội dân sự và đa số chưa bao giờ tranh cử, chưa bao giờ làm chính trị, 95% chưa hề là dân biểu, tuổi trung bình 46...

Một ủy ban REM đã được lập ra để lựa chọn 577 ứng cử viên, theo tiêu chuẩn Macron đề ra. Tài tử nhưng nhiệt thành, đội quân đó có nhiệm vụ mang về cho REM non trẻ một đa số ở Hạ viện trong cuộc bầu cử tới.


VOV.VN- Trong bài độc quyền dành cho VOV, GS Đại học Harvard (Mỹ), Dani Rodrik cho rằng các chính sách kinh tế của ông Macron "gần như chắc chắn đúng"...

Những khó khăn và viễn cảnh

Bên cạnh một số động tác đối ngoại đầu tiên chứng tỏ bản lĩnh của một tổng thống trẻ, như gặp gỡ ngày Thủ tướng Đức Angela Merkel để khẳng định trục Pháp-Đức trong việc củng cố và phát triển Liên minh châu Âu, cầu thị nhưng giữ vững nguyên tắc của nước Pháp khi gặp gỡ Tổng thống Nga, phê phán việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Thỏa thuận COP21, thể hiện tình đoàn kết với nữ Thủ tướng Theresa trước các vụ khủng bố mới xảy ra ở Anh... ông Emmanuel Macron dường như đau đầu hơn với chuyện nội bộ.

Chính phủ mới ở Pháp đang bị xao động trước những nghi vấn "bê bối" liên quan đến hai thành viên là Richard Ferrand, Bộ trưởng đặc trách Gắn kết các vùng, và Marielle de Sarnez, Bộ trưởng đặc trách Các vấn đề châu Âu.

Ông Richard Ferrand, bị báo chí tố cáo về về một hợp đồng thuê bất động sản vào năm 2011 có lợi cho vợ của ông, khi ông còn là giám đốc của công ty bảo hiểm y tế Mutuelles de Bretagne.

Còn bà Marielle de Sarnez, Bộ trưởng đặc trách Các vấn đề châu Âu. Bà Marielle de Sarnez đang bị tư pháp điều tra sơ bộ vì bị nghi tạo việc làm trợ lý giả ở Nghị viện châu Âu.

Dân chúng Pháp đang bất bình trước các vụ việc này. Theo kết quả một cuộc thăm dò mới nhất, có đến khoảng 70% người được hỏi cho rằng hai bộ trưởng nói trên phải từ chức

Những "sự cố" này xảy ra vào một thời điểm nhạy cảm: Chính phủ của tân Tổng thống Emmanuel Macron đang chuẩn bị một dự luật về đạo đức trong đời sống chính trị nước Pháp. Hai bộ trưởng trên lại là những người thân tín của tân Tổng thống.

Tiếp đó là việc sửa đổi Luật lao động. Đây là vấn đề nhạy cảm. Mục tiêu giảm thuế cho các xí nghiệp, hạn chế số tiền bồi thương khi sa thải, để khuyến khích các xí nghiệp tuyển mộ nhân công...sẽ có thể dẫn đến phản ứng như từng thấy năm qua, với nhiều cuộc biểu tình của các nghiệp đoàn. Những yếu tố này sẽ có thể ảnh hưởng đến lực lượng của ông Macron trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới.

Hiện chưa thể khẳng định kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội tới ra sao. Tùy theo kết quả, có thể xảy ra một trong 4 kịch bản: 

1. Đảng REM của Emmanuel Macron nắm đa số tuyệt đối ở Quốc hội (ít nhất 289/577 ghế), Thủ tướng là người của Tổng thống, thi hành chính sách của Tổng thống.

2. Đảng LR chiếm đa số, Thủ tướng sẽ rơi vào tay LR, Tổng thống trở thành bù nhìn. Kịch bản này khó xảy ra khi Édouard Philippe nhận làm Thủ tướng, phân hóa LR.

3. Không đảng nào nắm đa số tuyệt đối, phái nhiều phiếu nhất sẽ thương thuyết với các nhóm khác, để lập nội các. Đây là điều rất bình thường ở các nước láng giềng, nhưng người Pháp, với văn hóa tả hữu sâu đậm, chưa có thói quen đó. 

4. Các nhóm không đi tới một thỏa hiệp, nước Pháp sẽ lâm vào tình trạng bất ổn chính trị, như đã xảy ra ở Hy lạp, Tây Ban Nha, Bỉ trong những năm gần đây.

Tin nổi bật