Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bắt nguyên Thượng tá Công an lừa "chạy" trường

(DS&PL) -

Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng bắt được bị can Y Tuyến Ksơr tại Đà Nẵng.

Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng bắt được bị can Y Tuyến Ksơr tại Đà Nẵng.

Báo Dân trí dẫn nguồn thông tin từ Thượng tá Bùi Trọng Tuấn - Trưởng phòng Tham mưu (phát ngôn Công an tỉnh Đắk Lắk) chiều 17/2 cho biết - cơ quan công an đã di lý bị can Y Tuyến Ksơr (nguyên thượng tá, nguyên Phó phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Đắk Lắk) từ Đà Nẵng về Đắk Lắk để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Thượng tá Tuấn, sau khi bị khởi tố bị can, ông Y Tuyến Ksơr đã bỏ trốn khỏi nơi cơ trú. Tháng 12/2016, cơ quan công an đã ban hành lệnh truy nã đối với bị can Y Tuyến Ksơr. Đến ngày 16/2, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng bắt được bị can Y Tuyến Ksơr tại Đà Nẵng.

Liên quan đến vụ việc, thông tin thêm trên báo Công lý, trước đó, cuối năm 2016, nhiều hộ dân ở tỉnh Gia Lai đồng loạt làm đơn tố cáo gửi Ban giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk tố cáo ông Y Tuyến KSơr có hành vi nhận của họ nhiều tỷ đồng, hứa hẹn sẽ xin cho con em họ vào các trường CAND. Tuy nhiên, sau đó mặc dù không thực hiện được cam kết nhưng ông Y Tuyến không chịu hoàn trả lại số tiền đã nhận mà tìm cách lẩn trốn, cắt đứt liên lạc.

Sau khi tiến hành điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã có đủ cơ sở kết luận Y Tuyến Ksơr có hành vi lừa đảo chiến đoạt tài sản và tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can sau khi có quyết định của Bộ công an tước quân tịch với bị can Y Tuyến Ksơr.

Tuy nhiên, vào tháng 10/2016, lợi dụng lúc được gia đình đưa đi khám chữa bệnh tâm thần tại Bệnh viện 30-4 và Bệnh viện tâm thần ở Biên Hòa (Đồng Nai) Y Tuyến Ksơr đã bỏ trốn.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật