Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bất ngờ lý do cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh nổi tiếng phải tạm dừng hoạt động

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh tại 11 Hàng Than bị tạm dừng hoạt động vì vi phạm nghiêm trọng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vnexpress đưa tin, đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của Hà Nội phát hiện cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh ,11 Hàng Than, Ba Đình sản xuất bánh trong khu bếp gia đình, không phân thành khu riêng biệt. Dụng cụ sơ chế, chế biến dùng trong sản xuất cáu bẩn do không có chế độ vệ sinh định kỳ. Đặc biệt, nhà vệ sinh nằm ngay trong khu vực sơ, chế biến. Đoàn kiểm tra phát hiện côn trùng, phân động vật trong khu sản xuất.

Bên cạnh đó, cơ sở không xuất trình được giấy khám sức khỏe, xác nhận tập huấn an toàn thực phẩm của chủ và nhân viên. Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia và bao bì không được chứng minh. Nhãn sản phẩm chưa đúng quy định.

Nơi sản xuất của bánh cốm Nguyên Ninh được phát hiện có nhiều sai phạm. Ảnh: Dân Trí

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động để khắc phục. Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm quận Ba Đình sẽ xử lý vi phạm và báo cáo trước ngày 10/1. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu bánh cốm và bánh xu xê để xét nghiệm, hiện chưa có kết quả.

Theo các chuyên gia, những vi phạm này đã đặt ra mối lo ngại lớn về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Liên quan đến vụ việc, BS Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đã phân tích các rủi ro tiềm ẩn và cảnh báo hậu quả sức khỏe mà những sai phạm này có thể gây ra.

Dân Trí dẫn lời BS Thiệu cho biết, sự xuất hiện của côn trùng trong khu vực sản xuất thực phẩm là một vi phạm vệ sinh nghiêm trọng. Những loài này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn là trung gian truyền bệnh.

"Côn trùng thường mang theo vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, E. coli. Khi thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ các loại côn trùng này, người tiêu dùng có thể gặp các triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, đau bụng", BS Thiệu cho biết.

Ngoài ra, phân động vật phát hiện trong khu vực sản xuất là một dấu hiệu nguy hiểm. Phân có thể chứa các ký sinh trùng như Toxoplasma, Cryptosporidium hay Giardia, các tác nhân gây bệnh qua đường tiêu hóa.

Ngoài ra, theo BS Thiệu, phân động vật có thể chứa nhiều loại giun sán. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mà còn có thể ký sinh vào các cơ quan khác trong cơ thể để gây bệnh.

"Người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với thực phẩm nhiễm các loại ký sinh trùng này", BS Thiệu nhấn mạnh.

Bên cạnh vấn đề vệ sinh, việc bảo quản nguyên liệu cốm khô không đúng quy định cũng là một nguy cơ lớn. Tại cơ sở Nguyên Ninh, các bao tải cốm khô được xếp chồng ngay gần tường ẩm mốc và lối ra vào bếp.

BS Thiệu giải thích: "Tường ẩm mốc là môi trường phát tán bào tử nấm vào thực phẩm. Thực phẩm bị mốc có thể sản sinh ra các độc tố như aflatoxin. Ngay cả khi tiêu thụ với liều lượng nhỏ, aflatoxin cũng có thể gây tổn thương gan".

Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 16 loại aflatoxin khác nhau.

Sau khi vào cơ thể, aflatoxin chủ yếu được gan chuyển hóa thành một loại dẫn xuất khác, có khả năng gắn chèn với ADN nên gây ra đột biến gen.

Nếu đột biến gen khiến tế bào phân chia không ngừng nghỉ thì sẽ khởi phát ung thư. Tiếp xúc lâu dài với aflatoxin nồng độ cao cũng được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư gan.

Một điểm đáng chú ý khác về aflatoxin là độc tố này sẽ không bị phân hủy ở nhiệt độ nấu ăn thông thường. Cụ thể, nhiệt độ cần để phân hủy aflatoxin phải trên 280 độ C. Do đó, chiên trong dầu, nấu chín với nước không có tác dụng phá giải độc tố aflatoxin trong thực phẩm bị mốc.

Cũng theo chuyên gia này, một vấn đề nguy hiểm khác là cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh là thương hiệu nổi tiếng, được bán với số lượng lớn.

Do đó, nếu có lô thực phẩm có vấn đề có thể dẫn đến nguy cơ cho nhiều người.

Tin nổi bật