Hiện chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân của thảm họa MH17, nhưng có tin máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines đã bị hệ thống tên lửa phòng không Buk bắn rơi.
|
Cả quân đội Ukraina lẫn phe ly khai đều sở hữu hệ thống tên lửa phòng không Buk. |
Hệ thống tên lửa phòng không lục quân cơ động Buk (9K37) dùng để tiêu diệt các mục tiêu khí động bay ở tầm thấp và trung bình, tối đa là 30 km, trong điều kiện có đối kháng điện tử.
Buk được phát triển từ năm 1972 theo nghị quyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Cơ quan phát triển tổng thể hệ thống Buk là Viện Nghiên cứu chế tạo dụng cụ NIIP thuộc Liên hiệp Khoa học-thiết kế Fazotron.
Hệ thống 9K37 Buk được đưa vào trang bị vào năm 1978.
|
Hệ thống tên lửa phòng không Buk cho phép bắn các mục tiêu không cơ động bay ở độ cao từ 25-18.000 m với tốc độ đến 800 m/s, ở tầm 3-25 km. |
Hệ thống tên lửa phòng không Buk cho phép bắn các mục tiêu không cơ động bay ở độ cao từ 25-18.000 m với tốc độ đến 800 m/s, ở tầm 3-25 km (nếu mục tiêu bay với tốc độ đến 300 m/s thì có thể bắn mục tiêu ở tầm đến 30 km) với tham số hướng đến là 18 km với xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng 1 tên lửa có điều khiển là 0,7-0,8. Khi bắn mục tiêu cơ động, xác suất diệt mục tiêu là 0,6.
Hệ thống Buk-M1 là biến thể cải tiến của Buk và hiện có trong trang bị của quân đội Ukraina và nhiều nước khác.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1 bao gồm các phương tiện chiến đấu sau: • Các tên lửa phòng không có điều khiển 9М38М1;
• Sở chỉ huy 9S470M1;
• Trạm phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 Kupol-M1;
• Xe hỏa lực tự hành 9А310M1;
• Xe bệ phóng-nạp đạn 9А39.
Xe hỏa lực tự hành 9А310М1 cho phép phát hiện và bắt mục tiêu để tự bám ở tầm xa hơn (25-30\%), cũng như nhận dạng máy bay, tên lửa đường đạn và trực thăng với xác suất không dưới 0,6. Có thể nhận dạng 3 lớp mục tiêu: máy bay, tên lửa đường đạn và trực thăng.
Sở chỉ huy 9S470М1 cho phép đồng thời tiếp nhận thông tin từ trạm radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu biên chế và về 6 mục tiêu từ sở chỉ huy phòng không của sư đoàn bộ binh cơ giới/xe tăng hoặc từ sở chỉ huy phòng không tập đoàn quân, cũng như huấn luyện tổng hợp tất cả các kíp chiến đấu của các phương tiện chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không.
Buk-M1 cũng được trang bị trạm radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu hiện đại hơn 9S18М1 (Kupol-M1).
|
Tên lửa phòng không có điều khiển của Buk-M1 có tốc độ bay 850 m/s. |
Tên lửa phòng không có điều khiển của Buk-M1 có tốc độ bay 850 m/s; trọng lượng 685 kg; trọng lượng phần chiến đấu 70 kg; thời gian triển khai/thu hồi 5 phút; số lượng tên lửa trên 1 xe chiến đấu 4 quả.
Hãng Ukroboronservis của Ukraine đang tiến hành các hoạt động sửa chữa Buk-M1 cho quân đội Ukraine và nước ngoài. Hãng này cũng hợp tác với Rosoboronoexport của Nga trong việc nâng cấp Buk-M1 lên chuẩn Buk-M1-2.