Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Báo Nhật viết về phong tục hóa vàng ở Việt Nam

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.

(ĐSPL) - Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.

Nhật báo Nikkei của Nhật viết, cứ vào tháng 1, khi Tết Nguyên đán gần đến, một người phụ nữ ở Hà Nội lại đặt một mẫu xe máy Honda mới nhất làm bằng giấy. Được biết, con trai duy nhất của cô đã qua đời trong một lần đua xe trái phép. Do vậy, cô đốt chiếc xe bằng giấy cùng một số vật dụng yêu thích của con trai để tưởng nhớ về con. Cô tin rằng, những vật dụng này sẽ là món quà ý nghĩa cho con ở thế giới bên kia.

Mỗi năm, chi phí để cô sắm những đồ lễ này là khoảng 250 USD

Người dân chuẩn bị đồ lễ gồm hoa quả, hương, tiền, vàng mã.

Theo một cuộc khảo sát của truyền thông địa phương, mỗi năm, người dân Việt Nam đốt khoảng 50 nghìn tấn vàng mã.

Tục đốt vàng mã như tiền âm phủ hay các vật dụng làm từ giấy khác như quần áo, giày dép, mũ nón, đồ chơi,… là một trong những nghi lễ phổ biến ở Việt Nam.

Người dân Việt Nam thường thực hiện nghi lễ này vào ngày 1 và 15 âm lịch. Họ thắp hương và đốt vàng mã để cầu nguyện và tỏ lòng thành kính lên Chúa hay người quá cố. Những nghi lễ này cũng thường xuất hiện trong lễ tang hay ngày giỗ của thành viên trong gia đình hoặc họ hàng thân quen.

Trong 30 triệu du khách nội địa của Việt Nam, 41,5\% thường thường tới các điểm thờ cúng tâm linh vào cuối năm hoặc các dịp lễ khác. Họ đến để cầu nguyện sức khỏe, may mắn và công việc thuận lợi cho bản thân và những thành viên trong gia đình.

Tin nổi bật