Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bạo hành dã man trẻ em: Cần truy tố về tội Giết người?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bạo hành trẻ em đã và đang gia tăng đến mức báo động, gây bức xúc trong dư luận, đặc biệt kẻ bạo hành lại chính là các bậc sinh thành. Nhiều vụ việc kẻ bạo hành

(ĐSPL) - Bạo hành trẻ em đã và đang gia tăng đến mức báo động, gây bức xúc trong dư luận, đặc biệt kẻ bạo hành lại chính là các bậc sinh thành. Nhiều vụ việc kẻ bạo hành phải trả giá đắt về hành vi vô nhân tính của mình. Thế nhưng, trên thực tế, nạn bạo hành trẻ em vẫn không giảm.

Những vụ bạo hành khiến dư luận căm phẫn

Chỉ vì những lỗi lầm rất nhỏ của con trẻ, một số bậc sinh thành đã sẵn sàng ra tay bạo lực với chính cốt nhục của mình. Đánh con đến chết bằng điếu cày; đánh con dã man rồi cho vào bao tải vứt ra nghĩa địa chỉ vì lý do... con lười học, đánh con phải nhập viện.

Video tham khảo:

“Vợ chồng hờ” bạo hành cháu bé tại Bình Dương lĩnh án

Cụ thể, ngày 25/11/2014, do tức giận vì con lấy gói mì của bà nội, ông Bùi Khắc Thế (40 tuổi, Nghệ An) đã đốt bé Bùi Khắc Vinh đến mức bé bị bỏng ở hai đùi, hai cẳng chân và vùng sinh dục.

Trước đó, cháu Đỗ Kim Ngân (Vĩnh Long) 4 tuổi bị chính mẹ đẻ và người tình đánh đập dã man gây thương tích nghiêm trọng khiến dư luận căm phẫn... Tháng 9/2014, Trang và Minh bị cơ quan công an ra quyết định tạm giữ hình sự vì có hành vi ngược đãi hành hạ trẻ em, cố ý gây thương tích.

Một số ý kiến cho rằng, người trực tiếp có hành vi đánh bé Ngân đến biến dạng khuôn mặt phải lĩnh mức án cao nhất theo quy định của pháp luật. Còn người mẹ dã tâm đồng loã cùng người tình đánh con đẻ ngoài chịu mức án theo khung hình phạt của quy định pháp luật phải bị truất quyền nuôi con.

Cần xử nghiêm khi "hổ ăn thịt con"

Theo quan điểm của luật sư Hoàng Minh Hiển (đoàn Luật sư Hà Nội): "Bạo hành trẻ em dưới góc độ pháp lý, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi, sử dụng loại hung khí... để truy tố tội Cố ý gây thương tích hay tội Giết người. Đối với tội Cố ý gây thương tích cần phải dựa trên tỷ lệ thương tật và hành vi gây án. Ví dụ, căn cứ theo kết luận giám định pháp y về tỷ lệ thương tích, rất có thể người trực tiếp gây ra thương tật phải chịu hình phạt theo quy định tại khoản 2 hoặc 3 Điều 104 BLHS với mức hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù.

Đối với tội Giết người bao giờ cũng đi kèm động cơ và mục đích. Tuy nhiên, trong sự việc bạo hành đối với trẻ em, đặc biệt là các bậc sinh thành, thường được lập luận với câu cửa miệng "cả giận mất khôn". Tôi lấy ví dụ, dùng điếu cày inox đập vào đầu con đẻ, tuy không mong muốn tước đi mạng sống của con, không có động cơ mục đích, nhưng hành vi đó là đặc biệt nguy hiểm đối với tính mạng con người nói chung chưa nói đó lại là một đứa trẻ. Do đó, cần phải truy tố tội Giết người."

Đối với trường hợp cháu Đỗ Thị Kim Ngân, việc mẹ đẻ và chồng hờ đánh đập cháu nhiều lần, mặc dù không dẫn đến tử vong, nhưng đối với thương tích của cháu như đã nêu trên thì cần phải truy tố về tội Giết người, LS. Hiển nhấn mạnh.

Như vậy có thể thấy, mặc dù các quy định của pháp luật là rất nghiêm khắc, tuy nhiên nạn bạo hành trẻ em vẫn liên tục gia tăng. Trách nhiệm này không thể chỉ có cá nhân, gia đình mà bản thân các tổ chức tại cộng đồng cũng có một phần trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến bạo hành trẻ em.

Tin nổi bật