Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bán hàng giá rẻ nhưng chất lượng bị đặt dấu hỏi, sàn Temu có trách nhiệm gì?

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Bán nhiều sản phẩm với mức giá giảm tới 50 - 70%, song người dùng trải nghiệm sàn Temu cho rằng đây là chiêu trò khuyến mại ảo, niêm yết giá cao rồi áp khuyến mại.

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đang thu hút sự chú ý với những “chiêu trò” khuyến mại, tặng hoa hồng hấp dẫn cho người tham gia. Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của Temu cũng được cho là đến từ việc sàn này liên tục đưa ra quảng cáo về những mặt hàng với mức giá “rẻ như cho”, kích thích sự tò mò của người tiêu dùng.

Ngay khi truy cập vào website của sàn thương mại điện tử này, người dùng dễ bị choáng ngợp bởi hàng loạt sản phẩm có mức giảm giá lên tới 50 – 70%. Dù vậy, nhiều người tiêu dùng chia sẻ các sản phẩm ở Temu không hoàn toàn rẻ hơn thị trường, thậm chí có phần đắt hơn các sản thương mại điện tử khác.

Sau khoảng 1 tuần trải nghiệm sàn thương mại điện tử Temu, anh Nguyễn Gia Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết thực tế ngoài những sản phẩm được Temu “trưng” ra ngoài trang chủ với mức giá thực sự hấp dẫn thì anh không tìm được thêm sản phẩm nào ưng ý.

Cũng theo anh Gia Hưng, có những sản phẩm trên Temu có mức giá đắt gấp đôi so với sàn khác. Đơn cử như một chiếc túi đựng điện thoại cỡ nhỏ được sàn Temu bán với mức giá 144 nghìn đồng, trong khi cùng sản phẩm đó, sàn Shoppee chỉ bán giá khoảng 55 nghìn đồng.

Đối với các sản phẩm thời trang, theo anh Hưng, nhiều loại quần áo bán trên Temu của các thương hiệu khá xa lạ, có mức giá không hề rẻ nhưng phần mô tả sản phẩm không rõ ràng, không có ảnh sản phẩm chụp ngoài đời thật nên người dùng khó hình dung cụ thể. Các sản phẩm đồ điện tử, gia dụng cũng không có mức giá rẻ hơn.

“Có cảm giác Temu đang chiết khấu ảo, niêm yết giá cao rồi giảm 50 – 70%. Đặc biệt, việc không cho thanh toán khi nhận hàng, quy trình đổi trả phức tạp cũng là những lý do khiến tôi e ngại khi mua hàng trên sàn này”, anh Gia Hưng nói.

Trên mạng xã hội, không ít người dùng phản ánh về tình trạng đặt hàng trên Temu và nhận về sản phẩm kém chất lượng, không đúng như quảng cáo.

Sàn thương mại điện tử Temu niêm yết nhiều loại hàng hóa với mức giá sale "khủng".

Trách nhiệm pháp lý của Temu trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa

Theo tìm hiểu của PV, sàn Temu đã và đang quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Temu chưa chịu thuế và hàng hóa được bán trên sàn này không chịu sự kiểm soát chất lượng hàng hóa theo quy định Việt Nam.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết theo khoản 36 Nghị định số 2/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) của Chính phủ quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp sàn giao dịch TMĐT bao gồm: Yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.

Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng; Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch TMĐT: Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật; gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền... Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều này mà gây thiệt hại.

“Giả sử sàn TMĐT khi phát hiện dấu hiệu của việc kinh doanh hàng  giả, hàng nhái, kém chất lượng.. mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn đã nêu trên mà vẫn cung cấp trên sàn TMĐT thì có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại nếu có”, Luật sư Diệp Năng Bình nêu.

Theo điểm c khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 7, khoản 8 Điều 63 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động,

Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu  đồng đối với hành vi cung cấp thông tin hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện kinh doanh hoặc không đáp ứng các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó trên môi trường internet; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet.

 

Tin nổi bật