Vào năm 2019, tài khoản Twitter @pjmdoll đã đặt ra một bài toán thuộc cấp độ tiểu học: 8:2(2 + 2) = ?. Phép toán tưởng chừng vô cùng đơn giản này đã tạo ra cuộc tranh luận khắp các mạng xã hội thế giới.
Dòng tweet ban đầu thách đố người dùng mạng giải bài toán đã thu hút tới 13 triệu lượt thích cùng hàng trăm nghìn bình luận chỉ sau 1 tháng đăng tải. Đến hiện tại, mỗi khi bài toán này được đưa ra lại, kết quả vẫn khiến không ít người bất ngờ.
Bài toán tiểu học tưởng đơn giản nhưng khiến dân mạng tranh cãi gay gắt.
Có 2 luồng ý kiến về đáp án bài toán, người tính ra đáp án là 1 khuyên những người theo phe 16 phổ cập lại kiến thức đáng quan ngại của mình. Trong khi đó, người tính ra đáp án là 16 lại cho rằng phe 1 nên xin lỗi giáo viên tiểu học.
Phe tính ra đáp án là 1 dường như chiếm ưu thế trong một cuộc thăm dò trực tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế, 16 mới là đáp án chính xác. Rất nhiều người đều mắc chung một “cái bẫy” đơn giản đến không ngờ.
Phép toán nói trên được viết đầy đủ là 8 : 2 x (2 + 2). Toán học quy định các phép toán sẽ được tính theo quy tắc từ trái qua phải, nhân chia trước, cộng trừ sau, ưu tiên các phép tính trong ngoặc.
Theo thứ tự ưu tiên, ta sẽ có phép toán 8 : 2 x (4). Sau đó, ta phải tính phép chia 8 : 2 trước rồi mới đem kết quả nhân với 4 để ra đáp án là 16.
Do cách viết 2(2+2), nhiều người mặc định đây là cụm được ưu tiên nên tính trước, sau đó lấy 8 chia cho kết quả này và đáp án là 1. Tuy nhiên, nếu muốn đáp án ra là 1, bài toán cần phải được viết như sau: 8 : (2(2 + 2)).
Nhà toán học Mỹ Presh Talwalkar đến từ Đại học Stanford cho rằng không quá lạ khi có nhiều người tính ra đáp án là 1. Nếu quay lại thời điểm cách đây 100 năm, đây vẫn được coi là đáp án đúng.
Lúc đó, thứ tự ưu tiên trong toán học được áp dụng theo quy ước tên BODMAS nên việc nhân 2 luôn với kết quả trong ngoặc là chính xác. Thế nhưng, chúng ta hiện đã áp dụng quy ước mới là PEMDAS, không còn chấp nhận thứ tự tính như vậy nữa.
Đinh Kim (T/h)