Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bác sĩ tâm thần: “Thời tiết nồm ẩm làm tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ”

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Theo bác sĩ, ngoài những bệnh thường gặp khi gặp thời tiết nồm ẩm như viêm đường hô hấp, tiêu hóa,...nồm ẩm còn ảnh hưởng cảm xúc, tinh thần của mọi người.

Thời tiết nồm ẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng.

Theo tin dự báo thời tiết từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 19/2, nhiệt độ ban ngày tại Hà Nội vào khoảng 18 độ C, độ ẩm 80%. Đến đêm, nhiệt độ giảm xuống 16 độ C, độ ẩm 98%. Trời nhiều mây, có mưa phùn và sương mù.

Những ngày qua Hà Nội luôn trong tình trạng thời tiết nồm ẩm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Thời tiết nồm ẩm làm gia tăng độ ẩm không khí, tạo cơ hội cho vi nấm, virus, vi khuẩn phát triển. Đây chính là lý do khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh thường gặp khi nồm ẩm như thủy đậu, viêm da, tiêu chảy, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phổi,... ngày càng tăng lên. Ngoài ra, thời tiết nồm ẩm cũng khiến nhiều người stress, tâm trạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nồm ẩm khiến cảm xúc tiêu cực tăng. Ảnh minh họa

BS Nguyễn Viết Chung, Trưởng Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E nhận định, thời tiết nồm ẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm xúc, do tác động của nó lên cơ thể và não bộ.

BS Chung giải thích nguyên nhân, thời tiết nồm ẩm gây khó chịu về thể chất và dễ cáu gắt. Độ ẩm cao khiến mồ hôi khó bay hơi hơn, làm cơ thể dễ bị nóng bức và khó chịu. Điều này có thể dẫn đến cáu gắt, bực bội và dễ nản lòng gây mệt mỏi và thiếu năng lượng

Khi trời ẩm, cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để điều chỉnh nhiệt độ, gây mệt mỏi, uể oải và thiếu động lực, thậm chí có thể cảm thấy trầm buồn, bi quan. Tăng căng thẳng và lo âu.

Nhiệt độ và độ ẩm cao có thể làm tăng mức cortisol (hormone căng thẳng), khiến con người cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc dễ cáu gắt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy thời tiết nóng ẩm có thể làm tăng mức độ căng thẳng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ.

Ngoài ra, thời tiết nồm ẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng.

BS Nguyễn Viết Chung, Trưởng Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E

“Thời tiết ẩm có thể khiến bạn khó ngủ hơn hoặc ngủ không đủ sâu, từ đó dẫn đến dễ cáu gắt, thay đổi tâm trạng và làm trầm trọng hơn các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm. Ảnh hưởng đến chức năng não bộ

Độ ẩm cao có thể giảm lượng oxy trong không khí, làm suy giảm chức năng nhận thức, dẫn đến mất tập trung, suy giảm trí nhớ và cảm giác kiệt sức/suy nhược về tâm thần”, BS Chung cho hay.

Đặc biệt, những người có rối loạn cảm xúc (ví dụ: trầm cảm, lo âu) có thể cảm thấy triệu chứng nặng hơn; Những người làm việc trong môi trường căng thẳng có thể cảm thấy khó chịu hơn; Người suy nhược, mệt mỏi, mới ốm dậy rất dễ bị ảnh hưởng khi gặp thời tiết nồm ẩm.

Cách khắc phục:

Bác sĩ Chung cho hay, để giảm ảnh hưởng của thời tiết nồm ẩm đến sức khỏe:

- Uống nhiều nước để giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ.

- Sử dụng điều hòa hoặc máy hút ẩm để cân bằng độ ẩm trong nhà.

- Dành thời gian tập thể dục đều đặn.

Tin nổi bật