Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bác sĩ tài năng ra đi vì cúm, lời cảnh tỉnh cho 4 nhóm “siêu dễ mắc bệnh"

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Bác sĩ Ngô Minh Phong đột ngột qua đời ở tuổi 62 sau cơn nhồi máu cơ tim, một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.

Theo truyền thông Trung Quốc, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng Ngô Minh Phong đã qua đời ở tuổi 62 vì nhồi máu cơ tim sau khi nhiễm cúm.

Tốt nghiệp Đại học Y khoa Quốc gia Dương Minh và là giám đốc khoa Chỉnh hình Bệnh viện Dân Sinh Cao Hùng, bác sĩ Ngô nổi tiếng với các kỹ thuật phẫu thuật tái tạo khớp ít xâm lấn, phẫu thuật cột sống, và điều trị viêm khớp thoái hóa, bệnh khớp và loãng xương.

Bệnh cúm đã gây ra những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến sự qua đời của bác sĩ Ngô Minh Phong. Ảnh: Weibo

Ông nhập viện từ cuối tuần trước do nhiễm cúm và trở nặng. Mặc dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, ông đã không qua khỏi.

Trong cuộc phỏng vấn với China Times News, bác sĩ Vương Tông Đạo, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Xơ vữa động mạch và Bệnh mạch máu Đài Loan, đồng thời là giáo sư tim mạch tại Bệnh viện Đại học Đài Loan, cho biết cúm có thể kích hoạt phản ứng viêm toàn thân, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 2-4 lần.

Theo bác sĩ Vương, ở những người bệnh tim mạch, cholesterol tích tụ trong thành mạch máu, tạo thành mảng bám. Khi nhiễm cúm, mạch máu bị viêm khiến mảng bám này trở nên không ổn định, tương tự như mụn trứng cá bị viêm, có thể sưng to và vỡ ra. Việc mảng bám không ổn định sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ não.

Ngoài bệnh tim mạch, 3 nhóm người khác cũng có nguy cơ cao mắc cúm bao gồm:

- Người bị huyết áp cao, mỡ máu cao và lượng đường trong máu cao.

- Người có tình trạng viêm nhiễm mãn tính (như béo phì, căng thẳng và hút thuốc).

- Người mắc bệnh tự miễn (ví dụ như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ...).

Để phòng cúm và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, bác sĩ Vương khuyến cáo tiêm vaccine cúm là biện pháp hàng đầu. Kế đến, cần duy trì thói quen rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngủ đủ giấc, tránh mệt mỏi thể chất và tinh thần. Đặc biệt, người bệnh tim mạch cần tuân thủ nghiêm ngặt việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trước khi hệ thống tim mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn, cơ thể thường có một số dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm:

- Cảm giác nghẹt thở, khó thở khi hoạt động: Tình trạng này có thể giảm bớt khi nghỉ ngơi. Ví dụ, trước đây có thể leo 2-3 tầng cầu thang bình thường, nay cảm thấy khó thở, nghẹt thở khi leo.

 - Nhịp tim không đều: Thường xuyên cảm thấy nhịp tim không ổn định.

Khi có những dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin nổi bật