Dịch cúm ở nước ta khác gì với cúm mùa tại Nhật Bản, Mỹ?
Dịch cúm mùa đang bùng phát mạnh tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết giao mùa đông – xuân, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch, lễ hội đầu năm với sự tập trung đông đúc tại các địa điểm công cộng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Hiện tại, chưa ghi nhận biến thể cúm mới đặc biệt nguy hiểm, song virus cúm có khả năng đột biến liên tục, làm suy giảm hiệu quả miễn dịch từ các lần mắc bệnh hoặc tiêm vắc-xin trước đó.
Cúm tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới hiện nay đều gọi chung là cúm mùa, tuy nhiên có sự khác nhau về chủng cúm lưu hành.
Tại Việt Nam, các chủng cúm lưu hành chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, không có dấu hiệu thay đổi về độc lực. Trong khi đó, tại Nhật Bản, cúm A/H3N2 đang lây lan mạnh, đặc biệt ảnh hưởng đến người cao tuổi, gây quá tải hệ thống y tế. Một điểm đáng chú ý là tỷ lệ tiêm phòng cúm tại Việt Nam vẫn còn thấp so với Nhật Bản, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và lây lan rộng trong cộng đồng.
Tại Mỹ, dịch cúm năm nay diễn biến nghiêm trọng và bất thường, với tỷ lệ nhập viện do cúm vượt mức so với thời điểm đỉnh dịch COVID-19. Chủng cúm A chiếm đến 94% số ca mắc, còn lại là cúm B.
Do đó, người dân không được chủ quan, lơ là. Hãy chủ động phòng ngừa và điều trị theo hướng dẫn.
Dịch cúm bùng phát mạnh thời điểm giao mùa
Mặc dù hầu hết các trường hợp mắc cúm có thể tự hồi phục sau vài ngày điều trị, chăm sóc tại nhà, nhưng một số dấu hiệu dưới đây cảnh báo bệnh diễn biến nặng, cần nhập viện sớm để tránh biến chứng nguy hiểm:
- Sốt cao liên tục trên 39°C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Khó thở, thở nhanh, tím tái, đau tức ngực.
- Mệt mỏi, lơ mơ, không tỉnh táo, co giật.
- Nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài, không ăn uống được, có dấu hiệu mất nước (khô môi, khát nước nhiều, tiểu ít).
- Các triệu chứng cúm kéo dài hoặc đột ngột trở nặng sau vài ngày cải thiện.
Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh và gặp biến chứng nặng cần đặc biệt chú ý theo dõi và nhập viện sớm khi có dấu hiệu bất thường, bao gồm:
- Người có bệnh nền (tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy giảm miễn dịch...).
- Phụ nữ có thai, do hệ miễn dịch suy giảm, dễ biến chứng viêm phổi.
- Trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 5 tuổi, nguy cơ viêm phổi, co giật do sốt cao.
- Người cao tuổi, sức đề kháng yếu, dễ diễn tiến suy hô hấp.
Cúm mùa lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và tiếp xúc, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bằng những biện pháp đơn giản tại nhà. Cùng tìm hiểu 4 lưu ý quan trọng để phòng ngừa và điều trị cúm mùa hiệu quả ngay tại nhà!
Tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm
Thứ nhất, tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm là biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng nặng.
Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, vệ sinh mũi họng đúng cách
Thứ hai, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi tụ tập ở nơi đông người. Đồng thời sát khuẩn tay, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, súc miệng với dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ virus, vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Vệ sinh mũi hàng ngày chủ động phòng ngừa cúm mùa
Tăng cường đề kháng bảo vệ cơ thể
Tăng cường sức đề kháng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cúm. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, kẽm và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại virus tốt hơn.
Điều trị triệu chứng cúm mùa với bộ sản phẩm từ Dược phẩm Meracine
Bộ sản phẩm của Dược phẩm Meracine sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP, GLP, GSP,... được bán tại gần 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc.
Trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt (cách nhau mỗi 4-6 tiếng). Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Sốt cao cũng có thể gây mất nước, do đó cần bổ sung điện giải bằng các sản phẩm như Vis-la, Hyelyte, Oralkool để duy trì cân bằng nước và khoáng chất trong cơ thể.
Cần bù nước, điện giải cho cơ thể khi có sốt
Ho là triệu chứng phổ biến khi mắc cúm, có thể gây đau rát họng và khó chịu. Để dịu họng, giảm ho một cách an toàn, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm siro ho thảo dược như An Khái Hoa, Ivylix Booster, Smartlife. Ngoài ra, việc bổ sung Lungwellz cũng giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ phục hồi phổi sau khi bị cúm.
Dùng các sản phẩm từ thảo dược giúp giảm ho, dịu họng, bổ phế
Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến người bệnh. Việc sử dụng thuốc co mạch như Jazxylo giúp giảm nghẹt, thông thoáng đường thở một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc rửa mũi bằng dung dịch muối biển như SalineSea sẽ giúp làm sạch đường thở, loại bỏ dịch nhầy và virus bám trên niêm mạc mũi.
Thuốc giảm nghẹt thế hệ mới Jazxylo - Hết nghẹt sau 2 phút
Khi bị cúm, cơ thể người bệnh cũng thường suy nhược, mệt mỏi, cần được bổ sung dinh dưỡng để phục hồi nhanh chóng. Các sản phẩm nhưu Mebiomin Ginseng, SatiVita, Vitamin 3B plus giúp cung cấp năng lượng, tang cường thể lực và hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Tăng cường đề kháng giúp phòng ngừa & phục hồi sau cúm
Nếu người bệnh điều trị tại nhà mà không cải thiện tình trạng bệnh, cũng như có các dấu hiệu trở nặng thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Chủ động phòng ngừa và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp chăm sóc cúm tại nhà không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, vệ sinh cá nhân đúng cách và dự trữ các sản phẩm hỗ trợ điều trị, mỗi gia đình đều có thể bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu.
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 19006436
Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine.
Website: https://chuaviemmui.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyengiabaovemuixoang
Tiktok: https://www.tiktok.com/@giaicuumuixoang