Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc hỗ trợ các bậc phụ huynh cũng nên chú ý trong việc lựa chọn cách chăm sóc hợp lý dành cho trẻ.
Cùng Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu một số biện pháp chăm sóc trẻ bị táo bón.
Những vấn đề thường gặp liên quan đến táo bón ở trẻ
Những biểu hiện có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón:
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em là gì?
Cách chăm sóc trẻ bị táo bón
Chế độ ăn
Đối với những trẻ đang bú mẹ, trước hết cần đánh giá xem trẻ có được cung cấp đủ lượng sữa chưa. Sau đó sẽ điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ cũng như hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt như các loại đồ ăn cay nóng, các chất kích thích. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả. Bên cạnh đó đối với người mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nên giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón bằng cách bổ sung các loại rau củ quả tươi xanh, uống đủ nước. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức cần chú ý pha sữa đúng theo hướng dẫn. Ngoài ra phụ huynh cũng cần xem xét cũng như lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ. Uống đủ nước sẽ làm giảm tình trạng táo bón. Việc bổ sung nước cũng tùy thuộc theo tình trạng bệnh của trẻ.
Bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ. Các loại rau xanh, hoa quả chín như rau lang, mồng tơi, khoai lang, ... là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt. Nếu trẻ không chịu ăn rau quả, phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ các chất xơ bằng các loại sinh tố từ rau củ quả. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc nhuận tràng.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị táo bón
Giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ khi trẻ bị táo bón, các bậc phụ huynh có thẻ tham khảo một số động tác như xoa bụng trẻ từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ, mỗi ngày xoa từ 3 đến 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn. Cho trẻ chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên tăng cường vận động các cơ bụng và hậu môn. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh theo giờ quy định, thông thường nên chọn vào sau bữa ăn. Trong trường hợp trẻ bị nứt kẽ hậu môn cần rửa sạch hậu môn. Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có.
Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ
Linh Hà