Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bà Đào Lan Hương: Nữ tướng công nghệ từ bỏ vị trí Phó Chủ tịch NextTech xây dựng đế chế riêng

(DS&PL) -

Tên tuổi của doanh nhân Đào Lan Hương không hề thua kém với Chủ tịch NextTech trên các diễn đàn doanh nhân.

Là một trong những doanh nhân tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, Shark Bình (doanh nhân Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech) từng được bình chọn trong Top những người có đóng góp cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017.

Doanh nhân Đào Lan Hương. Nguồn ảnh: Internet

Thành lập doanh nghiệp với số vốn ít ỏi chỉ có 2 triệu, hiện, "hệ sinh thái" NextTech của Shark Bình bao gồm gần 30 nền tảng công nghệ tại Việt Nam và 5 thị trường khác tại Đông Nam Á và Trung Quốc; phần lớn hoạt động trên các lĩnh vực Thanh toán điện tử, Thương mại điện tử, Vận chuyển và hậu cần (Logistics), Chuyển đổi số, quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100…

Ít người biết rằng, bà Đào Lan Hương trước đây cũng là một chiến binh "có tiếng" trong làng khởi nghiệp thời kỳ đầu. Tên tuổi của doanh nhân Đào Lan Hương không hề thua kém với Chủ tịch NextTech trên các diễn đàn doanh nhân. Khởi nghiệp từ năm 19 - 20 tuổi, bà và cùng Shark Bình sáng lập nên tập đoàn công nghệ có giá trị hàng trăm triệu USD.

Từng là Co-founder sáng lập NextTech, "bóng hồng quyền lực" ở lĩnh vực công nghệ vốn nhiều nam giới làm việc là đại diện duy nhất của Việt Nam trong chương trình đặc biệt dành cho các dự án có ảnh hưởng xã hội tại khu vực Đông Nam Á năm 2017. Cô là 1 trong 4 nữ doanh nhân đại diện Việt Nam trong chương trình NextGen Women Entrepreneur tại Thuỵ sĩ năm 2017.

Năm 2017, bà Đào Lan Hương bất ngờ rời vị trí Phó Chủ tịch tập đoàn Nexttech để xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Học viện Công nghệ Teky ra đời với mục tiêu trở thành tổ chức Đổi mới giáo dục công nghệ dẫn đầu tại Khu vực Đông Nam Á.

Ngã rẽ này xuất phát từ một chuyến công tác của bà Đào Lan Hương khi sang Trung Quốc tham quan về hội chợ giáo dục tại Trung Quốc.

"Bốn năm trước tôi đã bị choáng ngợp với nền giáo dục ở Trung Quốc, các vấn đề học tập, hội thảo trực tuyến và các lớp kết nối giáo viên dạy ở trường đại học với rất nhiều điểm cầu học offline khác nhau trên toàn quốc đã rất phổ biến. Các thiết bị hỗ trợ việc đó nhiều nhản nhan và rất hiện đại.

Sau chuyến đi ấy, tôi còn gặp gỡ thêm rất nhiều founder mô hình giáo dục tương tự thành công trên thế giới. Từ đó, tôi càng tin tưởng hơn vào sự lựa chọn của mình. Tôi thấy việc giảng dạy công nghệ tuy rất mới, nhưng đó chắc chắn sẽ là một xu hướng tất yếu phải bùng nổ ở Việt Nam. Bởi vì người Mỹ thậm chí đã coi nghe, nói, đọc, viết và công nghệ là kỹ năng thiết yếu. Tôi nhìn thấy đồng thời cả hai thứ là cơ hội đóng góp cho đất nước và thị trường đại dương xanh rộng lớn đang chờ mình khai phá", Chủ tịch Học viện Teky chia sẻ với báo chí.

Sau 3 năm bắt đầu từ con số 0, hiện tại Teky có 16 học viện tại 5 thành phố (Hà Nội - Hồ Chí Minh - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bình Dương), 300 nhân viên toàn thời gian và 500 giảng viên cộng tác.

Ngoài Teky, bà Hương cũng đang là giám đốc điều hành một tập đoàn chuyên hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật