Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Armenia đệ đơn kiện Azerbaijan lên Toà án Thế giới

(DS&PL) -

Armenia mới đây đã đệ đơn kiện Azerbaijan lên Toà án Thế giới với cáo buộc Baku vi phạm hiệp ước quốc tế về phân biệt chủng tộc.

Ngày 16/9 (theo giờ địa phương), Armenia đã đệ đơn kiện Azerbaijan lên Toà án Thế giới với cáo buộc Baku vi phạm hiệp ước quốc tế về phân biệt chủng tộc. Đáp trả lại động thái trên, Azerbaijan nước này sẽ tự bảo vệ "mạnh mẽ" và có kế hoạch đệ đơn tố cáo Armenia về vấn đề tương tự.

Được biết, trong cuộc giao tranh kéo dài từ tháng 9 đến 11/2020 vừa qua, quân đội Azerbaijan bị cáo buộc đã đánh đuổi người dân Armenia ra khỏi vùng lãnh thổ mà họ đã sinh sống từ năm 1990 trong và xung quanh khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh trước khi ký thoả thuận ngừng bắn.

Hình ảnh các binh sĩ Armenia ở Lachin thuộc vùng Nagorno-Karabakh ngày 13/11/2020. Ảnh: Reuters

Trong đơn kiện, Armenia cho biết Azerbaijan đã khiến người dân nước này bị phân biệt chủng tộc trong nhiều thập kỷ, một điều "vi phạm Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc mà cả hai quốc gia đều là bên ký kết".

Cụ thể, toà án trích dẫn đơn kiện nói rằng: "Kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 10/11, Azerbaijan vẫn tiếp tục tham gia vào các vụ giết người, tra tấn và ngược đãi các tù nhân chiến tranh Armenia, con tin và những người bị giam giữ khác. Do đó, Armenia yêu cầu Tòa án buộc Azerbaijan phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình để ngăn chặn những trường hợp tương tự trong tương lai và khắc phục hậu quả cũng những thiệt hại trong quá khứ".

Người phát ngôn của Azerbaijan cho biết nước này đang thu thập bằng chứng về việc Armenia vi phạm nhân quyền chống lại người dân nước họ và họ sẽ đệ đơn kiện lên tòa án sau "vài ngày".

Tòa án Thế giới, chính thức được gọi là Tòa án Công lý Quốc tế, là tòa án của Liên hợp quốc có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Tuy nhiên, Tòa án vẫn chưa xác định liệu họ có thẩm quyền trong trường hợp này hay không.

Minh Hạnh (Theo Reuters)

Tin nổi bật