Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Agribank với những giải pháp đẩy lùi tín dụng “đen”

(DS&PL) -

Sau hơn một năm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng “đen...

Sau hơn một năm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng “đen, các bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể cũng như lực lượng công an các cấp đã đồng loạt triển khai biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.

Ngân hàng Nhà nước đã liên tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường truyền thông cơ chế chính sách cho vay, cung cấp gói tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích… Hoạt động tín dụng đen về cơ bản đã được hạn chế, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân vì nhiều lý do khác nhau tìm đến tín dụng “đen” để vay tiền, bất chấp những rủi ro về lãi suất và nguy cơ không trả được nợ, hệ lụy của nó đối với trật tự an ninh xã hội là rất lớn. Hoạt động tín dụng “đen” tuy đã được hạn chế nhưng vẫn đang diễn ra dưới nhiều phương thức, thủ đoạn mới nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Mới đây, ngày 20/01/2021, tại TP.Hồ Chí Minh, báo Người Lao động đã tổ chức tọa đàm để tiếp tục nhận diện, hiến kế các giải pháp nhằm tiếp tục ngăn chặn nạn tín dụng “đen”. Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam đồng chủ trì buổi tọa đàm.

Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank phát biểu tại buổi tọa đàm

Chia sẻ tại toạ đàm, ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, tính đến cuối năm 2020, ngân hàng đã tiếp tục cung ứng 1,6 triệu tỉ đồng nguồn vốn cho nền kinh tế (bình quân mỗi tháng là gần 135.000 tỉ đồng). Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất và cá nhân gần 840.000 tỉ đồng, tăng trưởng hơn 7%, chiếm gần 70% dư nợ cho vay nền kinh tế, chiếm gần 50% dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Dư nợ cho vay tiêu dùng đạt gần 250.000 tỉ đồng, gấp gần 5 lần quy mô dự kiến ban đầu (5.000 tỷ), với gần 500 ngàn khách hàng được vay vốn để đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân: chữa bệnh, nộp học phí, hỗ trợ khách hàng kịp thời ngoài nguồn vốn đã được NH cho vay để phát triển sản xuất, kinh doanh...)… Điều này cho thấy Agribank đã nỗ lực huy động và đầu tư một lượng vốn lớn cho thị trường nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho người dân có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, không phải đi vay các tổ chức tài chính bất hợp pháp. 

Hiện nay, Agribank đang thực hiện có hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách, 02 chương trình tín dụng mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Đối với cho vay xây dựng nông thôn mới, Agribank triển khai cho vay đến 100% số xã trên toàn quốc với dư nợ đạt gần 600 ngàn tỷ đồng. Trong đó trên 50% nguồn vốn cho vay xây dựng nông thôn mới để đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nông thôn giúp nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực; gần 35% nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ thương mại; trên 15% nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn… 

Ngoài việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng, Agribank còn chú trọng đẩy mạnh phát triển các công cụ thanh toán phục vụ khách hàng, năm 2020, Agribank đã phát hành gần 3 triệu 500 ngàn thẻ thanh toán, nâng số lượng thẻ thanh toán đang hoạt động lên gần 14 triệu thẻ. Từ năm 2019, Agribank còn triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn với trên 212.000 thẻ được phát hành, tổng hạn mức thấu chi qua thẻ cấp cho khách hàng là gần 2.000 tỷ đồng, số POS đã triển khai trên địa bàn nông thôn là hơn 3.000 POS.

Để triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các giải pháp góp phần hạn chế tín dụng "đen", Agribank đã ưu tiên xét duyệt và giải ngân trong ngày khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ đối với các mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp thiết, có nhu cầu vốn không quá 30 triệu đồng…"Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… để tuyên truyền, quảng bá chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình đến người dân, đặc biệt là bà con khu vực vùng sâu, vùng xa-nơi người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin- nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chính đáng, góp phần hạn chế ảnh hưởng của tín dụng "đen" – ông Phạm Toàn Vượng chia sẻ.

Agribank chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân thông qua hàng trăm sản phẩm dịch vụ tiện ích, đa dạng kênh phân phối; trong đó với việc phát triển trên 69.000 tổ vay vốn với gần 1,4 triệu thành viên, triển khai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với gần 14.500 phiên giao dịch, phục vụ hơn 1,2 triệu khách hàng tại địa bàn 400 xã trên toàn quốc, đưa ngân hàng về gần dân hơn, đảm bảo cho người dân được tiếp cận nguồn vốn và các sản phẩm dịch vụ NH một cách nhanh chóng và an toàn.

Các đại biểu thảo luận tại buổi tọa đàm

Trong bối cảnh tín dụng “đen” vẫn còn đất sống, không chỉ có giải pháp của riêng ngành ngân hàng hay các cơ quan bảo vệ pháp luật mà cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan đoàn thể hữu quan, chính quyền địa phương, vai trò truyền thông của báo chí và sự hợp tác của người dân, nhằm chung tay đẩy lùi nạn tín dụng “đen”. Buổi tọa đàm đã ghi nhận các ý kiến, các giải pháp đề xuất...để Ban tổ chức tọa đàm tổng hợp, đề xuất với các bộ - ngành hữu quan khác có chính sách vĩ mô tốt hơn nhằm đẩy lùi tình trạng tín dụng “đen”, và đây cũng là kỳ vọng về nội dung của buổi Tọa đàm “Nhận diện, đẩy lùi hoạt động tín dụng “đen” mà Ban tổ chức mong muốn.

PV

 

Tin nổi bật