Mới đây, một ông bố người Trung Quốc có thâm niên làm nội trợ 8 năm lên mạng chia sẻ, anh mệt mỏi đến mức ngày nào cũng gần như gục ngã vì khối lượng công việc nhà quá lớn.
Người đàn ông này từng phục vụ trong quân đội nhiều năm và sau đó phục viên tại quê nhà. Sau khi kết hôn, anh quyết định ở lại thành phố quê vợ. Tuy nhiên, do không quen thuộc nơi này nên anh không thể tìm được việc làm như ý.
Người đàn ông "gục ngã" vì việc nhà quá nhiều. Ảnh: Kan.China
Người đàn ông tâm sự: "Con gái lớn lúc đó mới hơn 1 tuổi, vợ tôi có công việc ổn định nên không muốn ở nhà chăm con, nhưng thuê người trông con thì chúng tôi không yên tâm. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định tạm thời ở nhà chăm sóc con, dự kiến khi con đi học mẫu giáo thì tìm việc làm".
Thế nhưng, mọi chuyện không đơn giản như anh nghĩ. Hàng ngày, anh phải dậy sớm từ 5h để chuẩn bị bữa sáng cho vợ, sau đó chuẩn bị đồ ăn sáng cho con gái, đưa bé đi chơi. Khi con ngủ, anh tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn; lúc con dậy lại tiếp tục chăm bé.
Cứ như thế, cả ngày anh xoay quanh việc nhà, không giao tiếp xã hội, không giải trí và không bạn bè. Ngày nào anh cũng mong vợ về để nghe cô tâm sự những chuyện ở chỗ làm.
Ít lâu sau, con gái đi nhà trẻ. Người đàn ông vừa thầm nghĩ rốt cuộc mình đã có thể được tự do thì vợ anh báo tin có bầu. Vợ vừa sinh con vừa kiếm tiền nên anh không dám bày tỏ ý kiến cá nhân. Anh tự thấy mình phải nghe lời cô trong mọi chuyện.
Kết quả là thời gian ở nhà nội trợ và chăm con kéo dài 8 năm. Mỗi ngày luôn có hàng tá việc nhà chờ anh. Cuối tuần, anh đưa vợ con đi chơi và mua sắm.
Càng ở nhà lâu, người chồng càng cảm thấy ân hận. Dù không vui, anh cũng không được thể hiện ra ngoài. Khi đối mặt với vợ con, anh phải tỏ ra nhiệt tình, nếu không sẽ trở thành kẻ gây rắc rối một cách vô lý, không biết vun vén tình cảm gia đình.
Số lượng đàn ông "gánh vác" việc gia đình ngày càng tăng. Ảnh minh họa
"Chẳng trách có người nói ở nhà chăm sóc con cái sẽ bị trầm cảm", người đàn ông tâm sự. Anh cũng cảm thấy mình như bị trầm cảm. Chăm sóc đứa trẻ là công việc quan trọng nhưng giá trị của nó thường bị bỏ qua. Dù làm việc chăm chỉ mỗi ngày, anh vẫn bị cho là đang tận hưởng niềm vui ở nhà.
Ông bố hai con cảm thấy hối hận vì tuổi 30 là độ tuổi rất sung sức, cũng là thời điểm tốt để bắt đầu sự nghiệp nhưng anh lại lãng phí thời gian vào những việc lặt vặt ở nhà.
Câu chuyện của người đàn ông này thu hút sự quan tâm của cư dân mạng Trung Quốc. Nhiều phụ nữ nhấn biểu tượng bật cười, bình luận rằng cánh mày râu nên đọc bài chia sẻ trên để thấy ở nhà nội trợ và chăm con thực sự không hề đơn giản, dù rất mệt mỏi nhưng không được ghi công, không có thu nhập nên không được tính là đóng góp.
Một số cư dân mạng lại cho rằng người đàn ông này không có gì phải nàn nàn vì anh đang có cuộc sống khá giả, vợ có công việc ổn định và không phải lo lắng về tiền bạc, cũng không tỏ ra xem thường chồng vì không kiếm ra tiền. Trong khi đó, nhiều phụ nữ ở nhà chăm con, bảo chồng đưa tiền để chi tiêu gia đình mà giống như ăn xin; điều này làm tổn thương lòng tự trọng của họ.
Theo một số cư dân mạng, ông bố trẻ đã nói lên tâm trạng của nhiều phụ nữ ở nhà chăm con. Có vô số người mẹ dành thời gian và công sức cho công việc gia đình nhưng không được ghi nhận, bị coi là ở nhà chơi không. Thực tế, phụ nữ ở nhà chăm sóc cái phải chịu nhiều áp lực. Khi ở nhà quá lâu, họ không còn liên lạc với xã hội. Đặc biệt, khi có điều bất ổn xảy ra trong hôn nhân, họ rất khó vượt qua. Đó chính là điều làm phụ nữ đau lòng, nhưng đàn ông ít khi thấu hiểu.
Trong xã hội hiện đại, vai trò giới tính đang dần trở nên linh hoạt hơn, mở ra nhiều lựa chọn mới cho cả đàn ông và phụ nữ. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là: Đàn ông nên ở nhà nội trợ hay ra đường kiếm tiền? Đây là một chủ đề mang tính cá nhân và có nhiều khía cạnh để xem xét.
Một trong những lý do chính để ủng hộ việc đàn ông làm nội trợ là thúc đẩy bình đẳng giới. Khi đàn ông chia sẻ công việc nội trợ với phụ nữ, họ không chỉ giảm bớt gánh nặng cho vợ mà còn góp phần tạo ra một gia đình hài hòa và cân bằng hơn. Điều này cũng giúp xóa bỏ các định kiến xã hội về vai trò giới tính, thúc đẩy sự công bằng và tôn trọng lẫn nhau trong gia đình.
Không ít đàn ông có kỹ năng nấu ăn và quản lý gia đình xuất sắc. Việc ở nhà chăm sóc con cái và làm công việc nội trợ có thể mang lại cho họ sự hài lòng và hạnh phúc. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng một gia đình có người cha ở nhà chăm sóc có thể giúp con cái phát triển tốt hơn, tạo ra môi trường gia đình ổn định và yêu thương.
Tuy nhiên, việc đàn ông ở nhà nội trợ cũng gặp phải nhiều thách thức. Xã hội vẫn còn nhiều định kiến về vai trò giới tính, khiến đàn ông làm nội trợ có thể phải đối mặt với sự phán xét và thiếu tôn trọng từ người khác. Ngoài ra, trong nhiều gia đình, đàn ông vẫn là người kiếm tiền chính. Việc họ ở nhà có thể gây ra khó khăn tài chính và áp lực kinh tế cho gia đình.
Một yếu tố quan trọng khác là khía cạnh tài chính. Nếu đàn ông quyết định ở nhà nội trợ, gia đình cần phải xem xét khả năng tài chính và sự bền vững của quyết định này. Hơn nữa, việc nghỉ làm trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp và cơ hội thăng tiến của họ khi muốn quay lại thị trường lao động sau này.
Quyết định đàn ông nên ở nhà nội trợ hay ra đường kiếm tiền phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình, sở thích cá nhân và sự thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Điều quan trọng là tôn trọng lựa chọn của mỗi người và không áp đặt định kiến xã hội lên vai trò giới tính trong gia đình. Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình chính là yếu tố cốt lõi để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.