Việc trình bày những kỹ năng nổi bật sẽ giúp bạn thể hiện được giá trị mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để viết mục này một cách khéo léo và dễ dàng thu hút nhà tuyển dụng? Hãy cùng tham khảo những lưu ý sau đây nhé.
Phân loại kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là hai yếu tố cần phải song hành với nhau. Tuy nhiên, khi tạo CV onine miễn phí, bạn cần tách biệt hai kỹ năng này để nhà tuyển dụng dễ theo dõi và nắm bắt được trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất mà bạn đang sở hữu. Điều này còn cho thấy khả năng trình bày nội dung thông minh và logic của bạn.
Đối với kỹ năng cứng, bạn cần liệt kê những kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật, thực hành như thiết kế đồ họa, lập trình, phân tích dữ liệu, ngoại ngữ,... Trong khi đó, kỹ năng mềm liên quan đến cách thức tương tác với người khác như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình, quản lý nhân sự,...
Phân biệt được kỹ năng và điểm mạnh
Một trong những sai lầm mà nhiều ứng viên thường mắc phải khi viết CV xin việc đó là nhầm lẫn giữa kỹ năng và điểm mạnh. Nếu kỹ năng là khả năng cụ thể mà bạn học được cũng như rèn luyện qua quá trình đào tạo và thực hành thì điểm mạnh lại nói về phẩm chất, sở trường hay ưu điểm đặc biệt như óc sáng tạo, thể lực tốt, tự học nhanh, ghi nhớ lâu,...
Việc phân biệt rõ ràng hai yếu tố này sẽ giúp bạn viết mục kỹ năng trong CV một cách chính xác, từ đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá năng lực và sự phù hợp của bạn đối với vị trí công việc.
Lựa chọn kỹ năng phù hợp với công việc
Dù bạn sở hữu rất nhiều kỹ năng khác nhau nhưng đừng cố liệt kê quá nhiều. Lý do là bởi nhà tuyển dụng sẽ khó tập trung vào những kỹ năng tốt nhất cũng như cảm thấy nghi ngờ về tính trung thực của bạn và cho rằng bạn đang phóng đại khả năng.
Bên cạnh đó, điều này còn khiến CV trở nên dài dòng, từ đó làm cho người đọc mất nhiều thời gian nắm bắt thông tin và dần mất kiên nhẫn để đọc hết nội dung trong CV.
Vì vậy, bạn nên tránh viết lan man mà hãy đề cập đến những kỹ năng phù hợp với bản mô tả công việc. Kỹ năng càng liên quan với công việc thì càng được nhà tuyển dụng đánh giá cao và được ưu tiên chọn vào vòng phỏng vấn. Với mỗi nhóm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, tốt nhất bạn nên lựa chọn tối đa 3 kỹ năng quan trọng và thành thạo nhất.
Hạn chế liệt kê kỹ năng chung chung
Việc viết nội dung cho mục kỹ năng trong CV cần đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích nhưng không có nghĩa là bạn sẽ đưa ra những cụm từ chung chung, không rõ ràng. Lúc này, CV của bạn sẽ không tạo được sự khác biệt so với hàng trăm, hàng nghìn CV khác, đồng thời khó chứng minh được năng lực với nhà tuyển dụng.
Vì thế, nếu có thể bạn hãy đưa ra những con số hoặc dẫn chứng cụ thể để nêu bật lên kỹ năng mà bạn đang sở hữu, chẳng hạn:
- Chứng chỉ IELTS 8.0, giao tiếp tiếng Anh thành thạo trong môi trường làm việc quốc tế.
- Chứng chỉ HSK 6, có khả năng đọc, viết và dịch tài liệu.
- Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế như AI, Photoshop để thiết kế đồ họa truyền thông, giao diện website.
- Có khả năng lãnh đạo và điều phối nhóm nhỏ với 10 thành viên để tổ chức sự kiện với hơn 100 khách hàng.
Sắp xếp thứ tự cho các kỹ năng
Sau khi đã liệt kê tất cả những kỹ năng cần thiết cho công việc ứng tuyển, bạn cần sắp xếp lại theo mức độ ưu tiên. Trong đó, các kỹ năng mang tính chuyên môn và được nhà tuyển dụng yêu cầu trong bản mô tả công việc thì đặt ở đầu danh sách. Tiếp theo là kỹ năng bổ trợ cho công việc và cuối cùng là các kỹ năng mềm.
Với cách sắp xếp này, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng nhận thấy được bạn là một ứng viên tiềm năng mà công ty đang tìm kiếm.
Sử dụng ngôn từ tích cực
Khi viết CV nói chung và mục kỹ năng nói riêng, bạn đều cần truyền tải đến người đọc năng lượng tích cực để thể hiện sự tự tin và tinh thần nhiệt huyết của bạn. Bên cạnh đó, điều này còn làm nổi bật năng lực của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể thay thế cách viết cũ bằng cách viết mới như sau:
- “Khả năng giao tiếp tốt” thành “Khả năng giao tiếp lưu loát, tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp”
- “Khả năng làm việc nhóm” thành “Tham gia tích cực vào các dự án nhóm, đóng góp ý tưởng sáng tạo và luôn sẵn sàng hỗ trợ thành viên trong nhóm”
- “Khả năng sáng tạo nội dung” thành “Khả năng sáng tạo nội dung có tính viral, mang lại lượt tương tác và chuyển đổi tốt cho các kênh truyền thông”
Nhấn mạnh kỹ năng như từ khóa
Với việc ứng dụng hệ thống tìm kiếm CV bằng từ khóa của nhiều nhà tuyển dụng hiện nay, những CV không chứa từ khóa liên quan đến công việc sẽ ít có cơ hội được biết đến.
Vì vậy, ngoài kinh nghiệm làm việc thì các từ khóa về kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu cũng cần được chú trọng và đưa vào CV. Một mẹo hay cho bạn đó là tăng tần suất xuất hiện của một kỹ năng quan trọng nào đó khoảng 2 - 3 lần thay vì chỉ đề cập một lần duy nhất. Bạn có thể nhấn mạnh từ khóa kỹ năng này vào mục giới thiệu bản thân, kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp CV của bạn dễ dàng được hiển thị ở thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Việc khai thác tối đa mục kỹ năng trong CV sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng, từ đó giúp bạn tiến gần hơn với cơ hội việc làm mong muốn. Do đó, trong quá trình viết CV xin việc, bạn nên đầu tư kỹ lưỡng cho phần này. Để tăng hiệu quả cho quá trình ứng tuyển, bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn về cách viết và sử dụng các mẫu CV chuyên nghiệp có sẵn trên VietCV.io – công cụ tạo CV miễn phí trên cả điện thoại và laptop.