Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

6 căn bệnh con bạn có thể bị mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Ngược với mùa hè nóng ẩm, mùa đông với những cơn gió lạnh và luồng không khí khô khan sẽ mang đến cho thiên thần bé nhỏ của bạn nhiều sự phiền toái về sức khỏe

(ĐSPL) – Ngược với mùa hè nóng ẩm, mùa đông với những cơn gió lạnh và luồng không khí khô khan sẽ mang đến cho thiên thần bé nhỏ của bạn nhiều sự phiền toái về sức khỏe.


Mặc dù bạn không thể luôn bên con suốt cả ngày để giữ gìn chăm sóc bé, nhưng bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh cũng như nhanh chóng xử lý mỗi khi bé có những biểu hiện mắc các căn bệnh phổ biến vào mùa đông dưới đây:

Cảm lạnh thông thường

Dấu hiệu bé bị cảm lạnh: Chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, chán ăn, ho, đau họng, sưng hạch.

Cảm lạnh đã được chứng minh là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, nên bạn có thể ngăn ngừa chứng cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Việc rửa tay sẽ làm sạch mầm bệnh mà bạn có thể bị lây dính khi chạm vào các bề mặt công cộng như công tắc đèn, tay nắm cửa.

Ngoài ra, việc giữ cho ngôi nhà và các vật dụng (như ly uống nước, các bề mặt kính, khăn…) sạch sẽ cũng góp phần phòng tránh căn bệnh, đặc biệt là nếu trong nhà có người bị ốm.

Điều trị tại nhà: dùng nước muối nhỏ mũi và hút dịch mũi. Đặt máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng vào ban đêm để bé yên giấc ngủ. 

Cho bé đi khám bác sĩ ngay nếu: Trẻ em ở độ tuổi từ 3 tháng trở xuống, hoặc khó thở, môi hoặc móng tay có màu xanh, sốt hơn 38,50C, đau tai, hoặc các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn một tuần

Virus hợp bào hô hấp (RSV)

Dấu hiệu bé bị nhiễm RSV: Các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, đôi khi thở khò khè hoặc có tiếng rít.

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng RSV. Bố mẹ có thể phòng ngừa, hạn chế mắc RSV cho con bằng cách sau: Rửa chân tay sạch, tránh tiếp xúc nhất là với người có dấu hiệu sốt hoặc cảm lạnh, giữ mọi thứ sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với môi trường thuốc lá ngay cả ở trong nhà, không cho người khác hôn trẻ.

Điệu trị ở nhà: Dùng thuốc xịt mũi dạng sương làm sạch mũi. Tăng cường cho trẻ uống nước quả ép giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cho bé đi khám bác sĩ ngay nếu: Bé tỏ ra quá mỏi mệt, bị lạnh hơn bình thường, chảy nhiều nước mũi đặc có màu xanh hoặc ho nặng hơn.

Cúm


Dấu hiệu mắc bệnh cúm: Sốt, mệt mỏi, đau họng, nghẹt mũi, đôi khi nôn mửa và tiêu chảy (điều này là phổ biến hơn ở trẻ em hơn người lớn), và đau đầu, đau người, đau cơ.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm vaccine phòng cúm (hay dùng thuốc chống cúm dạng xịt mũi cho trẻ em từ 2 - 18 tuổi). Tiêm phòng vaccine sẽ cói tác dụng chống lại bệnh cúm hiệu quả và kéo dài trong một năm.

Khi con bị cúm, bạn cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng các loại thuốc chữa triệu chứng như nhỏ thuốc chống ngạt mũi, uống multivitamin tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Cho bé đi khám bác sĩ ngay nếu: trẻ em từ 5 tuổi trở xuống hoặc có bệnh mãn tính, khó thở, nôn mửa, thiếu sự tương tác, dễ bị kích thích cực độ hoặc triệu chứng cúm đầu tiên có cải thiện rồi bị lặp lại.

Viêm tai giữa


Để phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch nên giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng. Khi bị viêm mũi họng nên điều trị tích cực để tránh biến chứng viêm tai. Đối với trẻ nhỏ ngoài việc giữ vệ sinh vùng mũi họng không nên cho bé bú sữa ở tư thế nằm…

Dấu hiệu của bệnh: Sốt, đau tai, chất lỏng chảy ra từ tai, giấc ngủ đảo lộn hoặc khả năng giữ cân bằng kém, nghe không tốt.

Giải pháp tại gia làm giảm triệu chứng ở nhà: Đặt một miếng vải ẩm ấm áp vào tai để giảm đau. Nếu bị đau nhiều có thể cho dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc ibuprofen với điều kiện trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Cho bé đi khám bác sĩ ngay khi: bé tự dưng kêu đau tai, sốt cao hơn 38,50C, có máu hoặc mủ rỉ ra từ tai.

Viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày)


Dấu hiệu bị bệnh: Sốt, đau dạ dày hoặc đau vùng bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh nhiễm trùng đường ruột là làm theo các biện pháp phòng ngừa chung: Rửa tay cho bé kỹ lưỡng; Sử dụng đồ dùng, vật dụng cá nhân riêng biệt, khồng dùng chung kể cả khăn phòng tắm; Giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc gần gũi với bất cứ ai có virus, nếu có thể.

Khi đưa bé đến khu vực lạ, chỉ nên cho uống và đánh răng bằng nước đóng chai, đóng lon, tránh nước đá, tránh thực phẩm không nấu chín bao gồm trái cây, rau, thịt cá.

Tốt nhất là nên chủng ngừa. Vaccine chống viêm dạ dày ruột do rotavirus đã có sẵn ở Việt Nam.

Điều trị tại nhà: Hãy để cho dạ dày tự giải quyết bằng cách ngưng ăn và uống trong vòng vài giờ. Cho trẻ uống viên bù nước như Pedialyte. Không uống nhiều nước do nước sẽ không hấp thu tốt và sẽ không đủ thay thế số bị mất. Đừng cho bé uống các sản phẩm sữa và các thức ăn có đường, chẳng hạn như kem, nước ngọt và bánh kẹo. Chúng sẽ làm tiêu chảy nặng hơn.

Nếu trẻ sơ sinh bị bệnh, hãy để dạ dày nghỉ ngơi trong 15 đến 20 phút sau khi nôn mửa hoặc tiêu chảy, sau đó cung cấp một lượng nhỏ chất lỏng. Nếu đang cho con bú, hãy để trẻ bú. Nếu em bé bú bình, cho thêm vào sữa một lượng nhỏ viên bù nước đường uống chứ không nên pha loãng sữa bột trẻ em.

Khi bé có dấu hiệu khá hơn, hãy cho ăn uống lại dần dần, ít một với những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, chuối, khoai tây ninh với cà rốt nghiền…

Hãy cho bé đi khám ngay nếu: Bé nôn ra máu, mật sáng màu hoặc có dấu hiệu mất nước nhiều như cảm thấy rất khát nước, tiểu ít, khóc không có nước mắt như bình thường, mắt trũng xuống xuống hoặc trông ngót hẳn đi.

Đau họng

Dấu hiệu bệnh: Đau đớn khi nuốt, đốm đỏ nhỏ trên vòm miệng, sốt cao, mảng trắng trên amiđan, sưng hạch bạch huyết ở cổ, chán ăn

Cách phòng tránh: Vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước muối loãng. Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.

Tránh uống nước quá lạnh, quá nóng. Bỏ thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Phòng ngủ cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa. Nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức khoảng 28ºC.

Uống nhiều nước và thường xuyên hoạt động thể chất. Khi mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi cần điều trị dứt điểm, tránh lưu mầm bệnh dẫn đến dễ lây lan gây viêm họng.

Giải pháp tại nhà: súc miệng bằng nước muối ấm.

Cho trẻ đi khám ngay nếu: bé kêu bị đau họng, bị sốt hơn 38,50C.

* Những chỉ dẫn trên do Bác sĩ lâm sàng nhi khoa Carmen Hansford, thuộc trung tâm chăm sóc trẻ em Elyria, trường đại học y Western Reserve cung cấp với lời nhắn nhủ: "Hãy luôn luôn nhớ liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về các triệu chứng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi."

MINH MINH (Theo uhhospitals.org)

Xem thêm video:

[mecloud]G7Bs75CVcb[/mecloud]

Tin nổi bật