Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 lý do khiến Australia nghi ngờ chiến lược '1 vành đai 1 con đường' của Trung Quốc

(DS&PL) -

Vì sao một đối tác kinh tế lớn của Trung Quốc như Australia lại nghi ngờ chiến lược kinh tế “1 vành đai 1 con đường”(BRI)?

Vì sao một đối tác kinh tế lớn của Trung Quốc như Australia lại nghi ngờ chiến lược kinh tế “1 vành đai 1 con đường”(BRI)?

Tháng 9/2017, Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo tuyên bố một số điều kiện hợp tác đã được ký kết với Trung Quốc, giới hạn trong đầu tư và cơ sở hạ tầng ở các nước thứ ba, có thể bao gồm các dự án BRI.

Ngược lại, quốc gia láng giềng New Zealand đã nhanh chóng thống nhất và thực hiện một dự án kinh tế kéo dài 18 tháng liên quan mật thiết với đường lối kinh tế mới của chính quyền Bắc Kinh.

Sự lưỡng lự của Australia được thời báo The Diplomat giải thích bởi 4 nguyên nhân:

Mối quan hệ ngoại giao với Mỹ

Sự phát triển bùng nổ về kinh tế và ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực tất yếu sẽ dẫn đến sự quan ngại của Mỹ – đối tác an ninh hàng đầu của Australia. Trong cuộc đua về chi phí quốc phòng, Trung Quốc đã chi một khoản tiền khổng lồ hơn cả châu Á gộp lại. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 1,9% GDP, thấp hơn Australia (2,0%) và thấp hơn nhiều so với Mỹ (3,3%). Vì vậy, chính sách BRI có thể quan trọng về mặt kinh tế nhưng chưa thực sự đảm bảo các nhu cầu về an ninh cho Australia.

Thiếu vắng các dự án tiềm năng cụ thể.

BRI khởi đầu là một đề xuất chung về kinh tế đa quốc gia, tập trung giải quyết các khúc mắc về quá trình liên kết, vận chuyển, thanh toán trong khu vực nhưng chưa có bất cứ một dự án cụ thể nào.

Trung Quốc đã đưa ra một số phương án bao gồm việc cung cấp cơ sở hạ tầng, điều phối chính sách, tạo thuận lợi về thương mại và tài chính, đẩy nhanh quá trình giao dịch. Tính linh hoạt của BRI có thể tạo cơ hội cho giao thương của Úc.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull - Ảnh: ScienceMonitor

Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Australia (ChAFTA) ký kết vào năm 2015 đã bao gồm những chính sách tương tự. Nếu tham gia vào BRI,  giờ đây trọng tâm trong chương trình nghị sự giữa hai nước sẽ chuyển từ ChAFTA sang BRI – một kế hoạch chưa được thực hiện rộng khắp cũng như chưa chứng minh sẽ đem lại những lợi ích cụ thể nào.

Tính minh bạch và quản trị các dự án BRI trong tương lai.

Tháng 11/2017 vừa qua, ông Frances Adamson, thư ký Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã trích dẫn cụ thể khoản nợ nước ngoài của nhiều quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương đã tăng lên đáng kể sau khi bắt tay vào các dự án cơ sở hạ tầng liên quan tới Trung Quốc. Hiện nay, 2/3 tổng nợ nước ngoài của Tonga thuộc về Trung Quốc, tương đương khoảng 25% GDP.

Với tư cách là nước đứng đầu BRI, Trung Quốc từng thực hiện nhiều hoạt động khuyến khích tài chính và uy tín nhằm quảng bá cho BRI. Việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) vào năm 2013 từng bị cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nghi ngờ về tính minh bạch. Đến nay, AIIB đã trở thành tổ chức tín dụng đẳng cấp quốc tế liên quan mật thiết đến BRI.

Động thái mở cửa ngành tài chính với thế giới gần đây của Trung Quốc tuy nhiên lại làm dấy lên nhiều lo ngại về một quá trình thâu tóm mảng thương mại quan trọng này tại châu Á.

Hiện nay, tất cả các khoản đầu tư từ Trung Quốc ở Australia vẫn sẽ phải trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe hoặc bị từ chối nếu có nghi vấn ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Lợi ích chung có thực sự tồn tại?

Ngay cả khi không tham gia vào BRI, Australia đã thành công trong việc thu hút đầu tư của Trung Quốc. Hiện nay, một số bang phía Bắc của quốc gia này vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng và số lượng lao động... khiến vị thế của Australia trong Hiệp định chung đa quốc gia không được đảm bảo.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết các nền kinh tế non trẻ như vậy cần mức đầu tư 1,7 nghìn tỷ USD/ năm để duy trì tăng trưởng và giảm nghèo.

4 lý do trên đây có thể là lý do chính khiến Úc cảm thấy BRI thực sự là một cuộc chơi mạo hiểm vào thời điểm này.

Chiến dịch "1 vành đai 1 con đường" lần đầu được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến vào năm 2013 với mong muốn lấy lại vị thế lẫy lừng của nước này trên con đường tơ lụa nổi tiếng. Năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng sáng kiến này là chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Chủ tịch Tập. Chính phủ Bắc Kinh đã ráo riết đầu tư việc xây cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt, mở giao thông đường biển và đường hàng không nhằm tạo dựng hệ thống sản xuất - vận chuyển - giao thương khổng lồ liên kết toàn khu vực Thái Bình Dương. Chủ tịch Tập hy vọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đưa lại nhiều lợi nhuận hơn cho khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này.

Thu Phương (Theo TheDiplomat)

Tin nổi bật