Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

11 tháng đầu năm, bộ Tài chính ký 5 hiệp định vay vốn nước ngoài khoảng 463 triệu USD

(DS&PL) -

Trong 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ, bao gồm 4 hiệp định với ADB, 1 hiệp định với OFID.

Trong 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ, bao gồm 4 hiệp định với ADB, 1 hiệp định với OFID.

Bộ Tài chính cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2019, cơ quan này đã thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài với tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.

Tính đến 20/11/2019, giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 72 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/11/2019, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1.669 triệu USD, tương đương khoảng 38.641 tỷ đồng. Trong đó, vốn cấp phát khoảng 1.160 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 509 triệu USD.

Trả nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến ngày 20/11/2019) khoảng 2.513 tỷ đồng.

Tính đến 20/11/2019, giải ngân nguồn vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 72 triệu USD. Ảnh minh họa

Cũng theo số liệu của bộ Tài chính, đối với trả nợ của Chính phủ, trong tháng 10/2019 đã trả nợ khoảng 6.926 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 4.592 tỷ đồng và  khoảng 2.333 tỷ đồng được chi trả nợ nước ngoài.

Như vậy, tính chung 10 tháng đầu năm, trả nợ của Chính phủ khoảng 246.496 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 202.862 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 43.634 tỷ đồng (trong đó nghĩa vụ trả nợ cấp phát khoảng 25.228 tỷ đồng, cho vay lại khoảng 18.406 tỷ đồng).

Trước đó, Báo cáo tình hình nợ công 2019 và dự kiến 2020 Chính phủ gửi tới Quốc hội cho biết, các khoản nợ gốc và lãi được chi trả đúng hạn, đầy đủ theo cam kết.

Năm 2020, Chính phủ cần huy động khoảng 459.400 tỷ đồng để cân đối ngân sách Trung ương. Trong số này, khoảng 217.800 tỷ đồng vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương, khoản tiền tương đương sẽ được vay để trả nợ gốc và vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội là 9.100 tỷ đồng.

Để đảm bảo huy động số vốn vay này, Chính phủ dự kiến phát hành 300.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong nước, kỳ hạn 5 năm trở lên và đảm bảo kỳ hạn phát hành bình quân 6-8 năm.

Cùng đó, giải ngân 107.400 tỷ đồng từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, trong đó khoảng 60.000 tỷ đồng là vốn cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Ngoài ra,  huy động từ nguồn ngoài ngân sách, các nguồn khác khoảng 95.400 tỷ đồng…

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật