Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 loại cây giải độc ai cũng nên thuộc nằm lòng phòng trường hợp nguy cấp trong gia đình

(DS&PL) -

Hãy lưu giữ những vị thuốc giải độc có sẵn trong vườn nhà phòng trường hợp ngộ độc nguy cấp.

Không phải gia đình nào cũng gần các cơ sở y tế để có thể cấp cứu kịp thời các trường hợp bị ngộ độc, hãy lưu giữ những vị thuốc giải độc có sẵn trong vườn nhà phòng trường hợp nguy cấp.

Theo y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng giải độc rất phong phú và là những thảo dược cứu cánh cho rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm, khi y học hiện đại chưa có mặt ở nước ta.

Ngay trong điều kiện hiện nay, các vị thuốc thảo dược chúng vẫn có một giá trị dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực. Trong những vị thuốc này có thể kể đến một số cây thuốc giải độc điển hình sau đây.

1. Đậu xanh giải độc mọi trường hợp

Tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilezek, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu.

Để giải độc, lấy 100 g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống, hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh khuấy với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

Đậu xanh có tác dụng đặc biệt trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc do thuốc và các chất kim loại. Nên ăn đậu xanh thường xuyên để giải hết các chất chì tồn dư trong cơ thể bạn.

2. Rau má giải độc lá ngón, say sắn, ngộ độc nấm

Cây rau má có vị rau có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu này. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Rau má chữa ngộ độc nấm cũng làm như trên hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn lấy nước uống hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

3. Rau mùi chữa nhiễm độc thức ăn

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120 g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

4. Sắn dây chữa rắn độc cắn

Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống.

Bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

5. Lá tia tô chữa ngộ độc cá, tôm, sò, ốc

Dùng lá tía tô tươi 50 g, sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống cũng cho kết quả tương tự.

6. Ổi chữa độc gây tiêu chảy

Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

7. Cây mã đề làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn

Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.

Chính vì vậy, mã đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.

Cách dùng đơn giản như sau:

Ngay khi bị rắn cắn hoặc chó dại cắn, hãy lấy khoảng 10 ngọt lá cây mã đề (bao gồm cả lá và cuống lá) cho người bị rắn cắn nhai kỹ trong miệng và nuốt phần nước, phần bã của mã đề sẽ dùng để đắp vào vết cắn để cấp cứu giải độc.

Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.Chất aucubin trong mã đề sẽ hút sạch độc tố nhanh chóng và hiệu nghiệm.

Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.

8. Cam thảo đất chữa ngộ độc

Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100 g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

9. Bòn bọt chữa độc rắn

Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

10. Cây mua giải độc sắn

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

Thảo Minh (T/h)

Tin nổi bật