Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Yên Bái: Triển khai hiệu quả chính sách “Giảm nghèo bền vững, toàn diện”

(DS&PL) -

Nhiều năm qua, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Yên Bái đã thực hiện các chính sách dân tộc phù hợp với thực tiễn của địa phương, giúp đồng bào các dân tộc khắc phục khó khăn, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.

Từ các nguồn lực của trung ương, của tỉnh cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh và huyện, sự nỗ lực vươn lên của người dân. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã giảm từ 6,5% so với (năm 2021 giảm 7,02%; năm 2022 giảm 6,96%, trong đó trên 3% là số hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo). Giai đoạn 2021 - 2025, riêng đối với chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 1.384,7 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh Uỷ Yên Bái

Khi triển khai Chương trình, Yên Bái đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đánh giá: "Việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đã góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Minh chứng rõ nhất là đã có hàng trăm hộ đồng bào DTTS ở Yên Bái viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo; hàng nghìn hộ gia đình tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, công trình, xây dựng nông thôn mới... Nhiều hộ gia đình vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu cho gia đình, quê hương, bản làng". Có thể khẳng định, vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng như cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và bà con người DTTS đã và đang đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh Yên Bái.

 

Đưa công nghệ thông tin vào trường học cho con em dân tộc thiểu số

Việc lồng ghép triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đảm bảo hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 67/150 xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo. Phấn đấu năm 2023 có 85/150 xã đạt 56,7%. Cùng với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát; nâng cao chất lượng nhà ở dân cư. Trong năm 2022 toàn tỉnh đã có 106/150 xã đạt tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư. Hướng đến năm 2023 có 108/150 xã đạt 72%.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn, phát triển giáo dục ở nông thôn. Trong đó, chú trọng duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Duy trì, củng cố chất lượng biết chữ mức độ 1; từng bước nâng cao tỷ lệ biết chữ mức độ 2. Nâng tỷ lệ biết chữ mức độ 2 cho người lớn trong độ tuổi 15-60 tuổi. Tăng cường chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khoẻ toàn dân; đẩy mạnh hệ thống theo dõi và khám chữa bệnh trực tuyến; đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm; cải thiện sức khoẻ, dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em; đạt cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Từng bước đời sống văn hóa của người dân nông thôn được nâng lên; đồng thời giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, thể thao nông thôn gắn với các tổ chức cộng đồng. Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, sức khoẻ cho người dân; nhân rộng mô hình câu lạc bộ hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống. Nghiên cứu, mở rộng mô hình kết nối văn hóa truyền thống và văn hóa mới, đảm bảo đa dạng về văn hóa địa phương, dân tộc phục vụ phát triển du lịch. Đến nay, toàn tỉnh có 125/150 xã đạt tiêu chí số 16 về Văn hóa thuộc Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới. Dự kiến hết năm 2023 có 126/150 xã đạt 84%.

 

Chất lượng môi trường được đảm bảo; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam.

Hướng dẫn thực hiện, tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn các địa phương đảm bảo theo quy định. Công tác thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải; tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương. Từng bước cải thiện chất lượng môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên.

Giữ gìn và phát huy cảnh quan truyền thống nông thôn của tỉnh. Tăng tỷ lệ trồng hoa, cây xanh phân tán gắn với triển khai đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cải thiện vệ sinh hộ gia đình, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.

Minh Thu

 

Tin nổi bật