Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xung đột Nga - Ukraine bước qua cột mốc 1.000 ngày, binh lực kiệt sức thổi bùng "cuộc đua robot"

  • Phương Uyên (t/h)
(DS&PL) -

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước qua “cột mốc ảm đạm” 1.000 ngày trong bối cảnh binh sĩ ngày càng mệt mỏi.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ 1.000 vào ngày 19/11, một cột mốc trong cuộc xung đột khốc liệt nhất của châu Âu kể từ Thế chiến hai. Những tổn thất về người và tài sản vẫn tiếp tục gia tăng.

Khi tổn thất gia tăng và sự mệt mỏi xuất hiện, cả hai bên trong cuộc chiến đều cố gắng thay thế con người bằng máy móc. Ukraine gặp khó khăn trong việc bổ sung lực lượng cho các đơn vị bị hao tổn do chiến đấu.

Sau khi chiến sự bùng phát vào năm 2022, hàng trăm công ty sản xuất quốc phòng ở Ukraine đã được thành lập. Nhiều công ty được lập ra để ứng phó với tình hình chiến trường thay đổi nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của các thiết bị không người lái, đầu tiên là UAV, sau đó là thiết bị trên bộ (UGV) và thiết bị trên biển (USV).

Xung đột Nga - Ukraine bước qua cột mốc 1.000 ngày. Ảnh: Sputnik

Đi kèm sự xuất hiện của các robot chiến đấu là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, cũng như thiết bị chống vũ khí không người lái. Tuy nhiên, Nga cũng không ngồi yên trước đà tiến của đối thủ. Hồi tháng 9, Nga cho biết sẽ tăng số lượng UAV sản xuất trong năm nay lên gấp 10 lần để đảm bảo chiếm ưu thế trên chiến trường với Ukraine.

Đến mùa hè, khi Nga bắt đầu giành được lãnh thổ từ tay Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của cuộc xung đột, hầu hết các xe quân sự của Moscow đều có mái vòm tác chiến điện tử (EW), chuyên để đánh chặn UAV.

Bảy quan chức và nhân vật trong ngành chia sẻ với Reuters rằng tự động hóa sẽ là trọng tâm chính của đổi mới chiến trường trong năm tới. “Số lượng lính bộ binh triển khai trong chiến hào đã giảm đáng kể và chỉ huy chiến đấu có thể thực hiện trực tuyến từ một điểm xa, điều này giảm nguy cơ thương vong cho nhân sự”, ông Ostap Flyunt, một sĩ quan thuộc lữ đoàn cơ giới số 67 Ukraine, cho biết: 

Theo tổ chức thúc đẩy quốc phòng Brave1 được chính phủ Ukraine hỗ trợ, hiện nước này có hơn 160 công ty sản xuất các phương tiện mặt đất không người lái. Các phương tiện có thể dùng để cung cấp vật tư, sơ tán người bị thương hoặc mang theo súng máy điều khiển từ xa.

Đại tá quân đội Ukraine có biệt danh Hephaestus, gần đây đã rời quân ngũ để bắt đầu xây dựng các hệ thống súng máy tự động. Ông cho biết sáu sản phẩm của mình đã thay thế xạ thủ trên mặt trận, cho phép họ vận hành vũ khí qua màn hình ở xa nơi nguy hiểm.

“Chiến tranh hiện đại là sự đối đầu của các công nghệ phát hiện, gây nhiễu và tấn công từ xa, nhiệm vụ của người vận hành chỉ là đưa ra quyết định về các cuộc tấn công”, ông Flyunt cho biết điều này ngày càng phổ biến.

Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine Herman Smetanin cũng cho biết chiến tranh từ xa, bao gồm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, ngày càng phổ biến. “Đây sẽ là hướng phát triển chính trong tương lai gần, chiến tranh của robot. Chúng ta cần bảo vệ mạng sống của con người”, ông Smetanin nói. 

Tin nổi bật