Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự thật về thông tin thịt trâu chọi bán giá 7 triệu đồng/kg ở Vĩnh Phúc

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền nhiều bài đăng về việc thịt của "ông Cầu" - con trâu đoạt giải nhất tại Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) được rao bán 7 triệu đồng/kg. Đâu là sự thật?

Theo lãnh đạo địa phương, thông tin trên mạng xã hội về giá trâu chọi 7 triệu đồng/kg là không đúng sự thật.

Trong đó, không ít người bày tỏ quan điểm không đồng tình, cho rằng bỏ ra số tiền 7 triệu đồng chỉ để mua 1 kg thịt trâu chọi là không đáng. Phản bác lại quan điểm trên, một số người khác cho rằng nuôi trâu chọi rất tốn kém, thịt khác với trâu bình thường nên giá ca, trong khi một số khác lại cho rằng trâu chọi được nuôi dưỡng công phu hơn, mang giá trị văn hóa và may mắn, nên giá cao hơn là điều dễ hiểu.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Đào Tiến Trung, Chủ tịch UBND xã Hải Lựu, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu Hải Lựu 2025, khẳng định thông tin lan truyền trên mạng là không đúng sự thật.

Thông tin giá bán thịt trâu chọi 7 triệu/kg là hoàn toàn không đúng sự thật. Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Trung cho biết, sau khi tế lễ, chọi trâu xong thì trâu là tài sản của người dân, không thể khống chế người dân bán giá nào cả.

"Dù vậy việc bán được 7 triệu đồng/kg là không có, thậm chí 5 triệu đồng cũng không có và nếu có rao bán giá đó thì sẽ chẳng có ai mua. Thực tế, giá 3 triệu đồng thì có bán được một vài kg, nhưng sau đó là xuống 2 triệu, đến 1,5 triệu đồng thì là hết. Sau đó, người dân thường không tiếp tục bán nữa, mà giữ lại khoảng 1/3 số thịt để chia nhau", ông Trung cho biết.

Vị Chủ tịch xã cũng cho biết thêm, vai trò của Ban tổ chức chỉ giới hạn ở phần nghi lễ, từ giao chỉ tiêu cho các làng, nhóm hộ nuôi trâu đến thực hiện lễ tế tâm linh dâng lên Thành hoàng làng. Sau đó, trâu hoàn toàn thuộc quyền quyết định của các hộ dân. Ban tổ chức chỉ yêu cầu giết mổ trâu giành giải nhất để thực hiện nghi thức hiến sinh, còn những con khác không có quy định bắt buộc phải mổ.

Ban tổ chức cũng khuyến khích người dân không giết mổ trâu chọi. Tuy nhiên, sau khi tế thần, một số hộ vẫn quyết định thịt để phục vụ du khách, cũng có một số hộ giữ lại. 

"Không có chuyện tất cả trâu tham dự, dù thắng hay thua, đều bị giết thịt như thông tin lan truyền trên mạng", ông Trung khẳng định.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu là hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Tính đến nay, lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu được khôi phục được hơn 20 năm, trở thành một lễ hội nổi tiếng, ngày càng được nhiều người biết đến. Lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu được tổ chức trong 3 ngày (ngày 15, 16 và 17 tháng Giêng) hằng năm.

Theo truyền thống, trâu chọi được giải nhất sẽ được giết thịt để tế Thành hoàng làng và phục vụ nhu cầu mua may mắn đầu năm của người dân. Năm nay trong hai ngày diễn ra lễ hội, có khoảng 50.000 du khách tham gia.

Sau mỗi trận đấu, trâu chọi được đưa ra khu vực xẻ thịt, thu hút hàng trăm người chờ mua với niềm tin rằng sở hữu một chút thịt trâu chọi đầu năm sẽ mang lại sức khỏe, tài lộc và may mắn.

Tin nổi bật