Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

WHO chỉ ra 3 triệu chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất

(DS&PL) -

3 di chứng phổ biến hậu COVID-19 được WHO công bố bao gồm mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.

Mới đây, Tiến sĩ Janet Diaz - Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra có hơn 200 triệu chứng được mô tả từ những tài liệu của bệnh nhân đã từng mắc COVID-19. Trong đó, có 3 di chứng phổ biến nhất, hầu hết ai cũng gặp phải chính là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.

Mệt mỏi

Hậu COVID-19 nhiều người thường bị mệt. Mệt mỏi là phản ứng bình thường của cơ thể khi chiến đấu chống lại virus. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tuần. Mệt mỏi là triệu chứng khá phổ biến xảy ra ở tất cả các bệnh nhân hồi phục sau COVID-19.

Khó thở

Tiến sĩ Diaz nói: “Bạn có phải hạn chế tập luyện không? Giả sử bạn từng chạy một dặm, bây giờ bạn cảm thấy không thể chạy lâu vì bị hụt hơi không?”. Khó thở hoặc thở hổn hển là hiện tượng thường xảy ra ở những người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh.

Rối loạn chức năng nhận thức

COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não. Một thuật ngữ thường được sử dụng đó là "sương mù não". Tiến sĩ Diaz lý giải điều đó có nghĩa là mọi người đang gặp khó khăn với những gì họ chú ý, khó tập trung, khó nhớ, khó ngủ, khó điều khiển. Theo The Time of India, COVID-19 làm suy giảm chức năng nhận thức ở nhiều người.

Điều trị chủ yếu tập trung vào bệnh nhân

Theo tiến sĩ Diaz, nếu xuất hiện các triệu chứng này sau 3 tháng kể từ khi mắc COVID-19, có thể, bạn đang gặp phải tình trạng COVID-19 kéo dài.

Đối với COVID-19 kéo dài, không có phương pháp điều trị chung cho tất cả bệnh nhân. Việc điều trị phải lấy bệnh nhân làm trung tâm và tập trung vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Các biện pháp chủ yếu là phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật tự quản lý để giúp mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Đừng cố gắng quá sức nếu bạn mệt mỏi, không làm đa nhiệm nếu bạn bị "sương mù não", nên tham khảo ý kiến ​​kịp thời từ bác sĩ về tình trạng này.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật