Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

WHO thảo luận về tiêu chí chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu COVID-19

(DS&PL) -

Các chuyên gia y tế công cộng tại WHO đã khởi động thảo luận về phương pháp và thời kiểm tuyến bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu do dịch COVID-19.

Các chuyên gia y tế công cộng tại WHO đã bắt đầu thảo luận về cách thức và thời điểm tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng COVID-19 toàn cầu, đánh dấu một cột mốc quan trọng hơn 2 năm sau khi dịch bệnh bùng phát.

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe y tế công cộng toàn cầu liên quan tới virus SARS-CoV-2 vào ngày 30/1/2020. Gần 2 tháng sau, ngày 11/3/2020, tổ chức này tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp không chỉ là một bước đi tượng trưng nhiều ý nghĩa, mà còn tạo động lực chấm dứt nhiều chính sách y tế công cộng được ban hành trong thời kỳ đại dịch.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện dần các bước để quay trở lại cuộc sống bình thường, nới lỏng quy định cách ly và đeo khẩu trang, đồng thời mở cửa biên giới. Mặc dù vậy, các quốc gia châu Á thời gian gần đây ghi nhận số ca mắc kỷ lục. Theo dữ liệu từ WHO, trong tuần qua, thế giới có thêm hơn 10 triệu người mắc COVID-19 và 52.000 ca tử vong.

Giới chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi số ca nhiễm giảm thì COVID-19 vẫn có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, không giống như các dịch bệnh khác như sốt rét và lao. Trong khi đó, không ai có thể đoán trước sự xuất hiện của các biến thể virus mới.

Các cuộc thảo luận của WHO có thể có ý nghĩa đối với các nhà sản xuất thuốc như Pfizer và Merck & Co, vốn đã nhất trí phương pháp điều trị COVID-19 chi phí thấp của họ cho đến khi đại dịch kết thúc. Các nhà sản xuất vaccine bao gồm AstraZeneca cũng cho biết sẽ giữ nguyên mức giá thấp cho đến khi đại dịch kết thúc.

WHO vốn rất thận trọng khi đưa ra quyết định liên quan đến các tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ là người công bố quyết định sau khi tham vấn các chuyên gia.

David Heymann - nhà dịch tễ học từng làm tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ - cho biết nhiều quốc gia hiện không còn dựa vào hướng dẫn của WHO.

"Họ không phớt lờ khuyến cáo của WHO, nhưng họ phụ thuộc nhiều hơn vào các nhóm cố vấn khoa học quốc gia và khu vực", ông Heymann nói.

Theo Heymann, số liệu quan trọng đối với các quốc gia đang xem xét dỡ tình trạng khẩn cấp là khả năng miễn dịch cộng đồng, tức tỷ lệ người dân có kháng thể sau khi mắc COVID-19 hoặc nhờ tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 98% dân số Anh đã có mức độ kháng thể nhất định có thể ngăn bệnh diễn tiến nặng. Mức độ kháng thể để đạt miễn dịch cộng đồng ở mỗi nước cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, Heymann nhấn mạnh khả năng đạt miễn dịch cộng đồng cực kỳ khó xảy ra đối với COVID-19, bởi các loại vaccine hiện tại không ngăn lây nhiễm và các sóng lây nhiễm cũng không ngăn được những đợt tái bùng phát.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật