Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ tiếp viên VNA bị bắt ở Nhật: Việt Nam không thể can thiệp

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nữ tiếp viên hàng không bị bắt giữ ở Nhật Bản sẽ bị xử lý như thế nào? Cơ quan chức năng Việt Nam có can thiệp được hay không?

(ĐSPL) - "Việt Nam chưa gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và cũng chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Nhật Bản nên Việt Nam không thể can thiệp vào vụ việc này".

Trên đây là nhận định của Luật sư Tạ Quốc Cường - Giám đốc Công ty Luật hợp danh Sự Thật xung quanh những thắc mắc của nhiều người về trường hợp nữ tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines bị cảnh sát Tokyo bắt giữ đang gây xôn xao dư luận.

Như báo Đời sống và Pháp luật đã đưa tin, ngày 26/3, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Thị  Bích Ngọc (SN 1988, quốc tịch Việt Nam) của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do nghi ngờ nhân viên này mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam.

 Nữ tiếp viên hàng không bị cảnh sát Tokyo bắt giữ

Tiếp viên Bích Ngọc được cho là có ý định buôn lậu quần áo ăn cắp theo đặt hàng của một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi sống ở Nhật tên là Nguyễn Thị Ngọc Nga (người cầm đầu một nhóm trộm cắp và buôn lậu) để buôn lậu quần áo ăn cắp, thậm chí tuồn hàng cho các thành viên khác trong đoàn bay. Tuy nhiên tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc đã phủ nhận mọi cáo buộc của cơ quan điều tra.

 Luật sư Tạ Quốc Cường - Giám đốc Công ty Luật hợp danh Sự Thật

Theo luật sư Tạ Quốc Cường - Giám đốc Công ty Luật hợp danh Sự Thật cho biết: "Giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa ký kết hiệp định song phương về hỗ trợ tư pháp, nên theo luật pháp quốc tế, người có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia nào thì bị xử lý theo luật của quốc gia đó (nơi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật). Theo đó, hành vi của Bích Ngọc sẽ bị xử lý theo luật pháp của Nhật Bản".

Nếu Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, trong đó Nhật Bản đã là thành viên, thì hành vi sai phạm của công dân Việt Nam trên đất nước Nhật Bản sẽ dễ dàng được hai bên phối hợp xử lý. Tuy nhiên, Việt Nam chưa gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và cũng chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Nhật Bản nên Việt Nam không thể can thiệp vào vụ việc này".

Tuy nhiên, Luật sư Cường nhấn mạnh: "Muốn kết tội cô tiếp viên về hành vi tiêu thụ đồ ăn cắp thì Cơ quan điều tra Nhật Bản phải thu thập được các chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của cô ta. Sau đó, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội thì sẽ có các hình phạt tương ứng theo pháp luật hình sự của nước bạn".

Như vậy, hành vi tiêu thụ đồ ăn cắp của nữ tiếp viên sẽ bị xử lý như thế nào, còn phải chờ kết luận điều tra từ phía cơ quan chức năng Nhật Bản.

Gần 3 năm học tập tại Nhật Bản, bạn Trâm Anh cũng chia sẻ một chút hiểu biết của mình về pháp luật nước bạn: "Ban đầu khi bị cảnh sát Nhật bắt giữ, phải ở trong đồn 2 ngày và trả lời câu hỏi của các cán bộ điều tra. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển sang Viện Kiểm sát và được xử lý trong vòng 24h, tiếp tục quy trình hỏi cung của kiểm sát viên. Sau đó, "đối tượng" tiếp tục bị thẩm phán hỏi cung. Nếu cần thiết tòa án sẽ gia hạn tạm giam thêm 10 ngày nữa, nếu "đối tượng" vẫn chưa thành khẩn thì sẽ gia hạn 10 ngày tiếp theo. Như vậy, ngày thứ 23 kể từ khi sự việc xảy ra, viện kiểm sát sẽ quyết định khởi tố hay không?".

Tin nổi bật